Thứ sáu, 26/3/2021, 10h06

Đưa CNTT vào lớp học: Chuyện tưởng dễ mà thực hiện… không dễ

Hin nay, công ngh thông tin (CNTT) tr thành công c quan trng đ giáo viên đi mi phương pháp ging dy, chuyn t hình thc dy hc truyn thng sang hin đi. Tuy nhiên, đ ng dng CNTT hiu qu, giáo viên phi có s tính toán phù hp vi năng lc, điu kin ca hc sinh và phù hp vi mc tiêu giáo dc.


Hc sinh Trưng TH Trn Hưng Đo (Q.1) hc tiếng Anh vng dng ca công ngh thông tin

V thế ca công ngh thông tin trong giáo dc

Thầy Võ Thiện Cang (Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang, Q.5) cho rằng trong tiến trình đổi mới giáo dục, CNTT đứng ở vị trí số 1, là công cụ đắc lực hỗ trợ giáo viên đổi mới, phát triển. Từ CNTT, tiến trình đổi mới của giáo viên sẽ hiệu quả hơn, dễ dàng hơn. “Vượt ra ngoài khuôn khổ của SGK, của phấn trắng và bảng đen, từ kho dữ liệu mà CNTT mang lại, bài giảng của thầy cô sẽ trở nên phong phú hơn, tiết học vì thế cũng sôi động hào hứng hơn. Điều này cũng phù hợp với xu thế giáo dục hiện nay khi học sinh đã dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, bài giảng của thầy cô nếu quá truyền thống, đơn điệu sẽ dễ rơi vào cứng nhắc, khiến học sinh nhàm chán, rời xa tiết học”, thầy Cang nhìn nhận.

Đi cùng với các phương pháp giáo dục tích cực, theo thầy Cang, CNTT là cầu nối để phát huy tối đa hiệu quả của các phương pháp này. “Một tiết học được giáo viên tổ chức với nhiều phương pháp, tạo điều kiện để học sinh thể hiện năng lực, làm việc nhóm, chia sẻ…, tuy nhiên sẽ vẫn là thiếu sót và chưa đủ sức thuyết phục học sinh nếu vắng bóng của CNTT. CNTT có thể hiện diện qua nhiều cách như một cú chạm quét mã QR, một đường link để học sinh mở rộng kiến thức bài học, một app mini game để học sinh ôn lại kiến thức, thay đổi không khí hay xa hơn là để các em được làm sản phẩm… Tất cả, dù ít dù nhiều sẽ giúp giáo viên đưa kiến thức đến với học sinh và đổi mới giờ học”, thầy Cang cho biết.

Đi gần hết chặng đường của năm học đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, SGK mới, cô Vũ Thị Thu Vân (giáo viên chủ nhiệm lớp 1T2 Trường TH Trần Hưng Đạo, Q.1) càng ý thức sâu sắc về vai trò của CNTT trong hoạt động giảng dạy, đặc biệt là tạo sự thu hút học sinh trong tiết học. Trong mỗi tiết dạy của cô Vân đều có sự hiện diện của CNTT. Đó là hình ảnh trực quan sinh động trong giờ học tiếng Việt, hình ảnh các con số ngộ nghĩnh trong giờ học toán hay hình ảnh các thước phim hoạt hình lịch sử trong giờ giáo dục trải nghiệm… Với cô Vân, CNTT là cánh cửa để học sinh dễ dàng hình dung kiến thức, hiểu bài nhanh, nhớ bài lâu, phát huy trí tưởng tượng phong phú, thậm chí còn giúp giáo viên “chạm” đến học sinh. “Chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi giáo viên tiếp cận theo năng lực từng học sinh, tùy theo nhận thức tiếp thu của học sinh đến đâu mà kiến thức giáo viên đưa đến học sinh sẽ ở chừng mực khác nhau, quan trọng là làm cho các em thấy yêu thích việc học, yêu thích đến trường. Do đó, CNTT sẽ hỗ trợ giáo viên, giúp học sinh thấy việc học không nhàm chán, học mà chơi, chơi mà học”, cô Vân chia sẻ.

Không những vậy, CNTT cũng trở thành một kênh tương tác hiệu quả gắn kết mối quan hệ thường xuyên, liên tục giữa gia đình, nhà trường và giáo viên trong mọi hoạt động giáo dục, rèn luyện. “Qua các kênh Zalo, Facebook, mọi hình ảnh, trao đổi riêng tư hay tập thể đều đến được với từng phụ huynh một cách nhanh chóng, góp phần thấu hiểu, thống nhất trong mục tiêu, phương pháp giáo dục học sinh”, cô Vân nhận định. Trong khi đó, tại Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh), CNTT lại trở thành “chất xúc tác” giúp các tiết học ngoài nhà trường, các hoạt động giáo dục trải nghiệm, sinh hoạt ngoài trời trở nên sôi động, đa dạng, nhiều màu sắc. “Không chỉ dừng lại ở mỗi tiết học, CNTT là công cụ, là cầu nối để nhà trường thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục, phát triển toàn diện học sinh, từ trong lớp học đến ngoài sân trường...”, thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay.

Làm sao đ không lm dng?

Khi CNTT hiện diện trong mọi hoạt động của đổi mới giáo dục thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giáo viên sử dụng công cụ này một cách hiệu quả, không bị lạm dụng, không quá sa đà… Thầy Nguyễn Minh Triết (giáo viên tin học Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám, Q.10) nhận định cần rất nhiều yếu tố để phát huy hiệu quả của CNTT trong hoạt động dạy học. Song, điều chính yếu tạo nên hiệu quả của ứng dụng CNTT trong giờ dạy đến từ tư duy chịu đổi mới và kỹ năng sử dụng CNTT của giáo viên. “Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong dạy học được các trường học quan tâm đẩy mạnh, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn do trình độ của giáo viên. Các ứng dụng CNTT được sử dụng trong tiết dạy phát triển mỗi ngày cho nên để ứng dụng hiệu quả công cụ này buộc giáo viên cũng phải cập nhật, nâng cao trình độ. Kế đến, giáo viên phải mạnh dạn đổi mới, năng động sáng tạo thì các tiết dạy có ứng dụng CNTT mới đạt hiệu quả cao”, thầy Triết chia sẻ.

Theo thầy Triết, một tiết dạy ứng dụng CNTT đạt chất lượng khi được giáo viên đầu tư nhiều công sức, kiến thức; tuy nhiên, nếu quá lạm dụng thì sẽ có tác dụng ngược. Không phải bài học nào cũng có thể đưa CNTT vào, điều quan trọng là giáo viên phải tâm huyết, phải xây dựng kế hoạch dạy học ứng dụng CNTT rõ ràng… Muốn vậy, buộc giáo viên phải đầu tư, từ việc lên kế hoạch, phân tích, lấy ý kiến nhóm bộ môn để thống nhất các bài nào dùng ứng dụng CNTT hiệu quả, bài nào sẽ dạy theo phương pháp truyền thống hoặc bài nào phải kết hợp cả 2 phương pháp.

Từ hiệu quả triển khai ở đơn vị mình, thầy Võ Thiện Cang trao đổi, để phát huy hiệu quả của CNTT trong dạy học, trước hết giáo viên phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản về trình độ CNTT, cụ thể là sử dụng được MS PowerPoint, có kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng internet để làm phong phú bài giảng, thu hút học sinh chú tâm vào tiết học. Đồng thời, giáo viên cũng phải luôn thay đổi nội dung, hình thức học tập thông qua việc nghiên cứu nội dung bài học. “Không chỉ dừng ở đó, hiện nay các app học tập xuất hiện rất nhiều, việc kiểm tra đánh giá cũng được giáo viên đẩy mạnh triển khai qua CNTT. Để hỗ trợ học sinh tận dụng tối đa hiệu quả của các app này, không quá lạm dụng, từ phía giáo viên phải có sự định hướng cho các em sử dụng những app chính thống, có sự kiểm duyệt, kết hợp linh hoạt trong từng bộ môn theo nhu cầu của học sinh, để các em không cảm thấy bị bội thực”, thầy Cang nói.

Phân tích sâu hơn, lãnh đạo một phòng GD-ĐT cho rằng để CNTT phát huy đúng thế mạnh thì từng nhà trường, từng giáo viên khi đưa vào hoạt động giảng dạy, giáo dục phải có sự cân nhắc “nâng lên, đặt xuống”, không phải “thích là làm”. “Sẽ có những ứng dụng CNTT khi đưa vào môi trường giáo dục này, đối tượng học sinh này thì hiệu quả; ngược lại, khi bê nguyên xi sang môi trường giáo dục khác với đối tượng học sinh khác thì lại thất bại. Vì thế, để hiệu quả, không bị lạm dụng thì mỗi nhà trường, mỗi giáo viên phải có sự cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với năng lực tiếp thu của học sinh mình, mục tiêu giáo dục của đơn vị mình song song với lộ trình bồi dưỡng giáo viên, có như thế mới không lãng phí”, vị lãnh đạo này nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Đ Yến