Thứ năm, 1/6/2023, 09h12

Đưa hệ cao đẳng trở lại trường đại học?

Hip hi các trưng đi hc, cao đng (ĐH - CĐ) Vit Nam va kiến ngh Thng Chính ph xem xét, cho phép khôi phc li nhim v đào to trình đ CĐ chuyên nghip các cơ s giáo dc ĐH.


Sinh viên Trưng CĐ Công ngh thông tin TP.HCM trong mt gi hc

Cùng với đó, hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ xem xét, cho phép các cơ sở CĐ chuyên nghiệp (những đơn vị trước đây vận hành theo chỉ đạo, quản lý Nhà nước của Bộ GD-ĐT) được tự đăng ký, lựa chọn hướng đi tiếp theo mô hình dạy nghề hoặc trở lại mô hình CĐ chuyên nghiệp.

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội các trường ĐH - CĐ Việt Nam cũng nêu lý do của kiến nghị này. Theo hiệp hội, bậc ĐH bao gồm 4 trình độ: CĐ, ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ được thể hiện nhất quán tại Nghị định số 90 năm 1993 của Chính phủ, Luật Giáo dục số 11 năm 1998, Luật Giáo dục số 38 năm 2005 và Luật Giáo dục ĐH số 8 năm 2012.

Rất đáng tiếc, năm 2014, dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp được thông qua với số phiếu không cao (55,13% số đại biểu tán thành). Tại các điều 76, 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 đã bãi bỏ tất cả những quy định liên quan đến trình độ CĐ thuộc bậc ĐH ở các luật trước đó. Điều này đến nay đang để lại nhiều hệ lụy. Thứ nhất là hạ chuẩn các trình độ CĐ chuyên nghiệp, làm khuyết trình độ đào tạo thuộc bậc ĐH; thứ hai là hạn chế vấn đề liên thông; thứ ba là triệt tiêu thế mạnh của các cơ sở giáo dục ĐH định hướng ứng dụng.

Trong đó, đối với vấn đề liên thông, hiệp hội cho rằng, theo Luật Giáo dục 2019, các trường có thể liên thông theo chiều dọc (học tiếp trình độ khác cùng ngành nghề) hoặc liên thông theo chiều ngang (chuyển sang ngành, nghề đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác). Luật còn quy định chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng tích hợp, kế thừa kiến thức, kỹ năng dựa trên chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Tuy nhiên, chương trình CĐ theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, cho dù “đã hoàn thành cấp độ” nhưng thuộc diện “không được tiếp cận trực tiếp với giáo dục ĐH”; trong khi đó, chương trình ĐH không thiết kế theo hướng kế thừa chương trình giáo dục nghề nghiệp.

Đối với vấn đề các cơ sở giáo dục ĐH định hướng ứng dụng bị triệt tiêu thế mạnh, hiệp hội cho hay, theo chỉ đạo của Tổng cục Dạy nghề, tất cả các cơ sở giáo dục ĐH không được đào tạo trình độ CĐ. Trong khi hầu hết các trường ĐH theo hướng ứng dụng được thành lập trên cơ sở trường CĐ chuyên nghiệp, có khi gộp cả trường trung cấp. Đây là địa chỉ tốt để nhóm thanh - thiếu niên có nhu cầu và nguyện vọng tiếp cận giáo dục ĐH nhưng chưa có điều kiện vào thẳng ĐH có thể lựa chọn hướng đi. Việc cắt bỏ đào tạo trình độ CĐ và thấp hơn của các cơ sở giáo dục ĐH định hướng ứng dụng là triệt tiêu thế mạnh của những cơ sở này dẫn tới giảm hiệu quả hoạt động.

Đặc biệt, về khía cạnh này, các trường ĐH địa phương đang gặp trở ngại lớn. Khảo sát các trường ĐH địa phương cho thấy, năm học 2015-2016, tỷ lệ nhập học bình quân trình độ CĐ của trường ĐH địa phương là 39,9 %; năm học 2019-2020, con số này giảm xuống 12,8%. Trong khi đó, theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, mỗi trường phải nỗ lực thực hiện lộ trình cắt giảm 5 đến 15% chi thường xuyên. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới một số trường ĐH địa phương xin nhập vào ĐH Quốc gia khiến cả hai (trường ĐH địa phương và ĐH Quốc gia) đều xa rời sứ mệnh.

Trước kiến nghị nói trên, ông Trần Anh Tuấn (Phó Chủ tịch Hội Giáo nghề nghiệp TP.HCM) nhận định, đối với người học và người sử dụng lao động, việc bộ nào quản lý không quan trọng. Điều quan trọng là chất lượng đào tạo có đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động hay không, người học tốt nghiệp có việc làm và thu nhập tốt hay không. Bây giờ cũng không nên loay hoay việc ai quản lý và CĐ nên thuộc giáo dục ĐH hay giáo dục nghề nghiệp nữa, mà cần tập trung vào việc giải quyết vướng mắc về liên thông từ trung cấp, CĐ lên ĐH. Đồng thời, nên giữ ổn định về mặt hệ thống, về quản lý Nhà nước như hiện nay, trường ĐH không còn đào tạo CĐ và thống nhất chỉ còn một hệ CĐ thuộc giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

Cùng quan điểm, ThS. Phạm Thái Sơn (Trưởng phòng Tuyển sinh - Truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM) nhấn mạnh, nên giữ sự ổn định như hiện nay thay vì “ghép” trường CĐ lại với ĐH. Đồng thời, cũng không nên để các trường CĐ lựa chọn hướng đi theo mô hình dạy nghề hoặc trở lại mô hình CĐ chuyên nghiệp. Điều này sẽ dẫn đến việc lặp lại những bất cập như trước đây. Việc cần làm là giải thể những trường CĐ hoạt động không hiệu quả và giữ lại những trường tuyển sinh, đào tạo tốt, có thương hiệu…

Vit Ngân