Thứ năm, 12/3/2020, 21h23

Đưa kịch văn học, lịch sử đến với học sinh: Cần sự chung tay của nhiều phía!

Chưa đy 2 năm nhưng v din Yêu là thoát ti ca Nhà hát Thế Gii Tr đã din gn 100 sut phc v hc sinh các trưng THCS, THPT trên đa bàn TP.HCM. Điu đó cho thy, kch văn hc, lch s ngày càng đưc hc sinh quan tâm, thông qua đó giáo dc đo đc, li sng... cho các em.

Cnh trong v din Yêu là thoát ti

1.Thời gian qua, những tác phẩm như: Giữa hai bờ sương khói, Đặng Thùy Trâm, Âm binh, Mê Đê, Yêu là thoát tội, Dưới cát là nước… của Nhà hát Thế Giới Trẻ được đánh giá cao và tạo được dấu ấn trong các liên hoan sân khấu toàn quốc và quốc tế bởi phong cách thử nghiệm mới lạ, hấp dẫn, có nét riêng… Trong số đó, vở diễn Yêu là thoát tội ra mắt năm 2018, mang lại thành công rực rỡ khi công diễn gần 100 suất phục vụ đối tượng học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn TP.HCM.

Nói về cơ duyên đưa Yêu là thoát tội đến với rất nhiều học sinh, NSND Hoàng Yến (người xây dựng vở diễn) nhớ lại: “Chúng tôi biểu diễn vở Yêu là thoát tội đến khán giả được khoảng 10 suất vào tối thứ năm hàng tuần. Khi đó, có một khán giả là doanh nhân, sau khi xem xong vở diễn gặp chúng tôi khen hay vì đã chạm đến cảm xúc của mình, nên đã giúp chúng tôi làm cuộc thử nghiệm tác phẩm đến với giới trẻ. Đầu tiên, bạn ấy mời thầy giáo dạy văn của mình đi xem để thăm dò ý kiến, thầy xem và khẳng định các em học sinh THPT sẽ thích, từ đó, chúng tôi bắt đầu hướng vở diễn này đến với đối tượng học sinh”.

NSND Hoàng Yến phấn khởi: “6 suất diễn đầu tiên diễn cho thầy và trò Trường THPT Nguyễn Du, cả 6 suất thầy hiệu trưởng đều ngồi xem cùng học sinh, xem xong thầy giải đáp cho học sinh về lịch sử, các em hào hứng, lời thoại ấn tượng được học sinh dùng hàng ngày gây hiệu ứng lớn trong trường, sau đó một số trường khác cũng đặt lịch cho học sinh đến xem, đến nay, vở diễn Yêu là thoát tội đã đạt gần 100 suất diễn”.

NSND Hoàng Yến mong mun: “Mun kch v đ tài lch s và văn hc thành công c v ngh thut ln sc hút vi khán gi, chúng tôi hy vng có s liên kết cùng S GD-ĐT, phi hp thc hin d án đưa kch văn hc và lch s vào trưng hc”.

2.Để vở diễn lịch sử chạm đến trái tim, cảm xúc học sinh, những người làm sân khấu gặp không ít khó khăn. “Ý tưởng và động lực của chúng tôi khi ra một tác phẩm nghệ thuật dù là sản xuất vở diễn hay là một diễn viên trong vở đều phải tuân thủ không lập lại mình, dù đầu tư rồi, tập rồi nhưng nếu không hay thì bỏ chứ quyết không ra một tác phẩm làng nhàng. Chúng tôi đã diễn nhiều lần - 4 suất một ngày để tạo điều kiện cho trường tổ chức xem được thuận lợi, thầy cô giáo dạy văn rất ngạc nhiên sao diễn 4 suất mà nghệ sĩ vẫn thăng hoa như thế. So với các sân khấu khác tại TP.HCM, chúng tôi còn thua nhiều thứ, nhưng những diễn viên khi lên sân khấu diễn đều phải có cảm xúc, vì giáo dục cảm xúc cho các em học sinh đó là mục tiêu của nhà hát. Các em xem kịch phải nhận biết rõ cảm xúc: niềm vui, đau đớn, nuối tiếc, ân hận… của diễn viên khi hóa thân vào từng vai diễn và vỡ òa khi vở diễn kết thúc. Và người diễn viên trên sân khấu phải có trách nhiệm giúp các em hiểu được từng giai đoạn lịch sử; hiểu và cảm thông với nhân vật; hiểu những gì người khác muốn nói đến với các em… thì mới gọi là vở diễn thành công” - NSND Hoàng Yến khẳng định.

Theo NSND Hoàng Yến, ở lứa tuổi học sinh, các em cũng cần sự trẻ trung trong vở diễn, những câu thoại mang tính ngôn tình, soái ca như: “Thiên hạ này là của trẫm/ Khanh cũng là của trẫm/ Trẫm sẽ làm cho trái tim khanh phải tan chảy vì trẫm…” chỉ thế thôi nhưng suất diễn nào cũng phải ngưng, dừng hình để chờ cho xong tràng pháo tay rầm rộ của học sinh.

Hiện nay, công nghệ đã phát triển, nhiều loại hình giải trí khác ra đời nhưng những người làm sân khấu vẫn cố gắng để duy trì, sáng tạo ra những tác phẩm độc đáo để chinh phục trái tim khán giả. NSND Hoàng Yến mong muốn: “Muốn kịch về đề tài lịch sử và văn học thành công cả về nghệ thuật lẫn sức hút với khán giả chúng tôi hy vọng có sự liên kết cùng Sở GD-ĐT, phối hợp thực hiện dự án đưa kịch văn học và lịch sử vào trường học”.

Bài, ảnh: H.Trinh