Thứ ba, 12/11/2019, 19h34

Đưa văn hóa truyền thống vào trường học

Nếu đến Trưng THPT Dân tc ni trú tnh Lâm Đng vào chiu th năm và th by hàng tun, mi ngưi s nghe tiếng cng chiêng rn ràng vang lên nhn nhp.

Các em hc sinh n mit mài bên khung dt th cm

Tìm loi hình hưng nghip thích hp

Giai điệu mang âm hưởng núi rừng Tây Nguyên đại ngàn ấy là của các thành viên trong Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường đánh. CLB Cồng chiêng thành lập năm 2017 và duy trì hoạt động cho đến nay. Cùng với CLB Cồng chiêng (16 thành viên), Ban Giám hiệu Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng cũng đã thành lập CLB Dệt thổ cẩm (30 thành viên). Nếu thành viên CLB Cồng chiêng toàn là học sinh nam, thì thành viên CLB Dệt thổ cẩm đều là học sinh nữ. Hai CLB này do các giáo viên trong Tổ văn và Đoàn Thanh niên nhà trường quản lý.

Để thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục theo hướng phát huy năng lực học sinh do Bộ GD-ĐT phát động, Ban Giám hiệu nhà trường rất băn khoăn trong việc tìm loại hình nào phù hợp với đặc thù học sinh của trường. Qua nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia cùng các cơ quan liên quan, Ban Giám hiệu nhà trường thống nhất đưa việc truyền dạy kỹ năng đánh cồng chiêng và nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bản địa vào chương trình ngoại khóa cho học sinh học tập, rèn luyện.

Cồng chiêng và thổ cẩm là 2 loại hình di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên; gắn liền với đời sống tinh thần, có giá trị kết nối cộng đồng các tộc người bản địa tại các buôn làng và trong mỗi gia đình người dân tộc thiểu số. Song, hiện nay 2 sản phẩm văn hóa này có xu hướng phai nhạt trong lớp trẻ. Không phải ngẫu nhiên mà hàng năm Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương mở hàng chục lớp truyền dạy cồng chiêng và dệt thổ cẩm cho nam, nữ thanh niên, học sinh con em các dân tộc thiểu số trong tỉnh; duy trì tổ chức Ngày hội văn hóa cồng chiêng toàn tỉnh; tôn vinh các nghệ nhân cồng chiêng lớn tuổi có nhiều đóng góp… Trong khi đó, Trường Dân tộc nội trú là chiếc nôi tập hợp đông đảo học sinh các dân tộc thiểu số - những cử nhân, nghệ nhân tương lai sẽ tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc nhưng chưa được quan tâm, chú trọng.

Lan ta nim cm hng

Ban Giám hiệu Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng cho biết, ban đầu việc đưa cồng chiêng và dệt thổ cẩm vào giảng dạy trong trường gặp nhiều khó khăn; bởi đa số học sinh đều không mấy “mặn mà” với nghề truyền thống của dân tộc mình. Để học sinh tiếp cận, hứng thú với nghề truyền thống, nhà trường đã tổ chức đưa các em đi tham quan một số làng nghề, gặp gỡ các nghệ nhân và trực tiếp xem nghệ nhân dệt thổ cẩm, biểu diễn cồng chiêng… Từ đó kích thích sự tò mò, tạo cảm hứng để học sinh yêu thích các nghề truyền thống dân tộc.

Trưng THPT Dân tc ni trú tnh Lâm Đng hin có 432 hc sinh thuc 15 lp (t lp 10 đến lp 12); 100% hc sinh đu là con em đng bào các dân tc thiu s trong tnh theo hc. Trưc thc trng văn hóa truyn thng các dân tc thiu s bn đa có xu hưng mai mt, nhà trưng đưa vào ging dy ngh dt th cm và cng chiêng là vic làm rt quý, đáng ghi nhn.

Chương trình đưa cồng chiêng và dệt thổ cẩm vào trường được Ban Giám hiệu nhà trường thực hiện khá bài bản. Ngoài xếp lịch, phân công giáo viên phụ trách, nhà trường đã ký hợp đồng với các nghệ nhân giàu kinh nghiệm và tâm huyết trực tiếp truyền dạy cho học sinh. Theo đó, CLB Cồng chiêng do nhạc sĩ Kra Jan K’Đick - dân tộc Kơ Ho (nguyên Phó đoàn Nghệ thuật dân tộc Lâm Đồng) đảm trách; còn dạy nghề dệt thổ cẩm do cô Kon Sơ Ka Thủy - dân tộc Kơ Ho (hiện là giáo viên Trường THPT Đạ Sar, huyện Lạc Dương) phụ trách. Đều đặn chiều thứ năm và chiều thứ bảy mỗi tuần, các em học sinh say sưa hàng giờ bên khung dệt và bay bổng cùng với giai điệu nồng nàn của tiếng cồng, tiếng chiêng sau cánh cổng trường rộng mở.

Bên cạnh kiến thức, kinh nghiệm tích lũy từ thực tế công tác, cô Ka Thủy hay nhạc sĩ Kra Jan K’Đick - người con của buôn làng Lạc Dương, tác giả của những ca khúc đậm chất Tây Nguyên hào sảng (Nồng nàn cao nguyên, Chư Yang Sin, Chuyện tình LanBiang…) còn “thổi” vào tâm hồn học sinh tình yêu buôn làng, tình yêu văn hóa của dân tộc mình. Nhờ đó, các buổi học hết sức sôi nổi, đạt kết quả khá tốt. Cô Phạm Thị Hồng (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết: “Việc nhà trường đưa nghề truyền thống vào chương trình giáo dục, ngoài việc giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, định hướng nghề nghiệp cho bản thân còn góp phần giúp các em giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa và nghề truyền thống các dân tộc bản địa”.

Sau 3 năm hoạt động hiệu quả, hai CLB này đã giúp Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng phát triển mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ; thầy và trò nhà trường thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ của Sở GD-ĐT; các sự kiện văn hóa lớn của tỉnh. Hay tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2017-2018 khu vực phía Nam tổ chức tại TP.Đà Lạt, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng đã tham gia “Gian hàng trưng bày sản phẩm dệt thổ cẩm” và trình diễn cồng chiêng thu hút sự chú ý và đánh giá cao của giáo viên và học sinh nhiều tỉnh/thành bạn.

Bài, ảnh: Thanh Dương Hng