Thứ bảy, 9/11/2019, 20h49

Được mùa âm nhạc dân tộc vào học đường

Đ hc sinh đưc tiếp cn và hiu nhiu hơn v âm nhc dân tc, thi gian gn đây nhng ngưi làm ngh thut đã n lc đưa hát bi, hát dân ca, ci lương, đn ca tài t, đàn tranh… vào các trưng hc trên đa bàn TP. Đây đưc xem như là gii pháp góp phn bo tn âm nhc dân tc và đào to các thế h khán gi trong tương lai.

Các ngh sĩ thuc Trung tâm Văn hóa Hòa Bình biu din Liên khúc các điu lý ca ci lương và dân ca ti Trưng THCS Nguyn Văn T (Q.10)

Ni dung phù hp vi tng la tui

Năm học này, Trung tâm Văn hóa Hòa Bình tiếp tục thực hiện dự án “Giới thiệu âm nhạc cổ truyền đến học sinh tại các trường học trên địa bàn quận 10” như: Trường THCS Nguyễn Văn Tố, Lạc Hồng, Cách Mạng Tháng Tám, Hoàng Văn Thụ, Trường THCS - THPT Diên Hồng, Sương Nguyệt Anh… Nội dung của chương trình ngắn gọn nhưng sinh động, hấp dẫn. Ngoài cung cấp kiến thức cơ bản của đờn ca tài tử, cải lương, vọng cổ, làn điệu dân ca Nam bộ đến các em, chương trình còn biểu diễn các trích đoạn cải lương, kịch nói mang yếu tố lịch sử góp phần làm cho không khí trở nên sôi động. Chương trình có sự đồng hành của những nghệ sĩ tên tuổi như: Kiều Phượng Loan, Kim Tiểu Long, Tâm Tâm… Theo ông Tô Trung Kiệt (Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hòa Bình), dự án này được triển khai từ tháng 12-2017 nhằm tiến tới tổ chức tập huấn, đào tạo và tổ chức hội thi cho đối tượng học sinh về hát dân ca, đờn ca tài tử, cải lương trong thời gian tới tại quận. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô phục vụ học sinh THPT và tiểu học. Tùy vào lứa tuổi học sinh, theo đó, chúng tôi sẽ biên tập lại nội dung để phù hợp với từng lứa tuổi” - ông Kiệt cho biết.

Nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM, CLB Sân khấu Lạc Long Quân đã quyết tâm đưa kịch lịch sử vào học đường. Từ các nhân vật như: Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Mai An Tiêm, Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng, cùng các vở từng dựng trước đây như: Thạch Sanh - Lý Thông; Aladin và cây đèn thần, Sơn Tinh - Thủy Tinh…, CLB đã góp phần giáo dục lòng yêu nước, truyền cảm hứng cho các thế hệ học sinh thông qua nghệ thuật; qua đó giúp các em có tiết học lịch sử hấp dẫn mà sâu sắc.

Có th nói, hin nay các loi hình ngh thut dân tc không còn đưc mi ngưi yêu thích như nhng thi k trưc nhưng vi lòng yêu ngh, quyết tâm níu gi cái hn ca dân tc ca nhng ngưi qun lý, nhng ngh sĩ đã đt đưc thành công bưc đu. H không ch giúp nhiu hc sinh biết đến ci lương, đn ca tài t, hát bi… mà còn góp phn đào to thế h khán gi cho tương lai.

Với mong muốn giúp học sinh biết và trân quý cây đàn tranh của dân tộc mà dù đã lớn tuổi nhưng NGƯT Phạm Thúy Hoan vẫn cùng các thành viên trong CLB Tiếng hát quê hương (do cô thành lập) mang tiếng đàn tranh đến với học đường. Đến với học sinh, cô Thúy Hoan giới thiệu cho các em biết về cấu tạo, giai điệu của từng loại nhạc cụ như sáo trúc, đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, nhị. NGƯT Thúy Hoan chia sẻ: “Đàn tranh không chỉ đơn thuần là một nhạc cụ mà âm thanh của nó nhẹ nhàng, đằm thắm dễ đi sâu vào lòng người. Thông qua tiếng đàn, giúp mọi người, nhất là các em học sinh vơi đi mệt mỏi và cảm thấy tâm hồn trở nên nhẹ nhàng hơn. Không chỉ nghe mà tôi thấy bây giờ nhiều cháu nhỏ yêu thích và tìm đến học đàn tranh. Tôi mừng lắm. Mong sao ngày càng nhiều hơn nữa để có được thế hệ tiếp nối”.

Va xem va thc hành

Không chỉ được thưởng thức âm nhạc dân tộc, học sinh còn được đứng trên sân khấu biểu diễn với những nghệ sĩ chuyên nghiệp trong các vở tuồng nói về lịch sử để thấm thía những gian nan, vất vả và cả lòng nhiệt huyết để giữ nghề của nghệ sĩ. Điều này có ở CLB Nghiên cứu và vinh danh văn hóa Nam bộ do diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang làm chủ nhiệm. Theo anh Hồ Nhựt Quang, ngoài mang âm nhạc dân tộc đến với học sinh, sinh viên, CLB còn thực hiện chương trình giáo dục đạo đức, lối sống cho các em như: Giá trị chân thiện mỹ trong văn hóa phương Nam, Giá trị chữ ơn trong văn hóa phương Nam, Tản mạn về Sài Gòn xưa… giúp cho các em hiểu và trân quý những giá trị tốt đẹp của cha ông.

Không chỉ ở nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương, hát bội - bộ môn vốn được xem là khó hiểu, những điệu bộ, cử chỉ, lời ca tiếng hát chỉ phù hợp với người lớn nhưng với cách làm mới trong từng vở diễn, Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM đã thật sự tạo ấn tượng khó phai trong lòng những khán giả “nhí”. Tùy theo lứa tuổi, nhà hát sẽ sắp xếp nội dung giao lưu, biểu diễn, giới thiệu về nghệ thuật hát bội, từ quá trình hình thành và phát triển, nghệ thuật trên sân khấu hát bội, ý nghĩa của hóa trang mặt nạ, các trình thức vũ đạo đến biểu diễn các trích đoạn Trần Bình Trọng tuẩn tiết, Trần Hưng Đạo ra quân, Lê Công kỳ án, Ôn Đình chém Tá… Ông Đỗ Nguyễn Hoàn (Phó Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM) chia sẻ: “Từ đầu năm học đến nay nhà hát tất bật với lịch diễn ở các trường THCS, THPT trên địa bàn. Chương trình diễn ra ngắn gọn, tầm 60 phút nhưng đã giới thiệu cho các cháu những kiến thức về hát bội, trải nghiệm làm nghệ sĩ để chèo thuyền, chạy ngựa, múa giáo… và thưởng thức tiết mục mang dấu ấn lịch sử, thông qua đó giúp các cháu củng cố kiến thức lịch sử…”.

Bài, ảnh: H Trinh