Thứ bảy, 5/9/2020, 13h56

Gắn kết tình cảm thầy trò từ ngày khai giảng

Nhng năm tháng công tác ti Trưng THPT Nguyn Hu Cu (huyn Hóc Môn, TP.HCM) trong vai trò là Phó Hiu trưng ri Hiu trưng, vi tôi là nhng năm tháng đy p k nim. Vào mi mùa khai trưng, lòng thy cô nào cũng náo nc như tr thơ, tt bt chun b, t tay trang trí. Ngm nhìn nhng gương mt thân yêu sau 3 tháng tri xa cách, thy yêu ngh hơn, yêu trò hơn, yêu đi hơn…


Thy Nguyn Văn Ngai chp hình cùng ông Nguyn Vĩnh Nghip - Anh hùng Lao đng, Ch tch UBND TP.HCM giai đon 1989-1992 trong dp lãnh đo TP.HCM v d khai ging năm hc 1989-1990 ti Trưng THPT Nguyn Hu Cu

Khai giảng ngày đó không khác gì ngày hội. Học sinh nào cũng tươm tất trong bộ quần áo mới. Nếu mà “lạc” vào giữa sân trường thì mùi vải mới còn sực nức. Mỗi năm, ngày khai trường, tôi thường đến trường sớm lắm bởi cảm giác náo nức, rưng rưng, xúc động khó tả, cứ bồn chồn trong dạ. Thế nhưng, lạ kỳ, dù tôi đã đến sớm mà khai giảng năm nào cũng vậy, đã thấy nhiều trò đến trường rồi, đang tụm năm tụm ba trò chuyện với nhau, gương mặt nào cũng ánh lên niềm rạng rỡ, háo hức.

Ngày đó, sau khai giảng mới chính thức học kiến thức năm học mới. Tức là tựu trường và khai giảng cùng một ngày. Thường thì, trước ngày khai giảng khoảng 1 tuần thì các trường sẽ bắt đầu tập trung học sinh, thực hiện tổng vệ sinh trường, lớp, nhận lớp, tập duyệt các tiết mục, hoạt động để đón năm học mới. Sau 3 tháng nghỉ hè, năm nào cũng vậy, khi gặp lại học trò, tôi có cảm giác lạ lắm, rất xúc động. Thấy học trò mình lớn bẫng lên, chững chạc, trưởng thành. Em nào cũng quần áo tinh tươm, nói cười rạng rỡ…

Và cũng chính khoảng thời gian tập trung học sinh trước khai giảng, tôi và các thầy cô giáo trong trường thường sẽ điểm danh lại học sinh của từng lớp. Em nào đi, em nào vắng. Rồi phân công giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh, động viên các em tiếp tục đến trường. Không chỉ vậy, thời đó cuộc sống còn khó khăn, hầu như chỉ có năm học mới và Tết học trò mới được mặc quần áo mới. Vậy nhưng cũng có những học trò mà quanh năm suốt tháng, năm học này qua năm học sau vẫn chỉ bộ quần áo đó. Giáo viên chủ nhiệm từng lớp (dù là giáo viên chủ nhiệm mới) chỉ cần nhìn vào bộ quần áo trong dịp khai giảng học trò mình mặc trên người là biết hoàn cảnh các em; từ đó có sự quan tâm, sâu sát hơn, huy động tìm kiếm làm sao để các em có bộ quần áo mới cho năm học mới. Lúc đó thầy cô cũng nghèo, chỉ có cái tình là chính. Chính vì vậy, tình cảm thầy trò, bạn bè càng khăng khít.


Thy Nguyn Văn Ngai chp hình chung cùng đng nghip, hc sinh trong nhng dp khai ging năm hc

Nói về ngày khai giảng những năm đó thì phải kể đến sự chuẩn bị cho lễ khai giảng. Không màu mè, hoa mỹ, ngược lại cực kỳ giản dị nhưng lại đầy ắp tình cảm mà thầy cô dành cho học trò mình, những mong ước cho một năm học mới. Niềm yêu nghề, sự trân trọng với nghề cũng được thầy cô “dồn công, dồn sức” trong công tác chuẩn bị cho ngày lễ. Tất cả thầy cô, nhà trường đều rất háo hức, phân công nhau chung tay để tổ chức một buổi lễ thật trang trọng, ấm cúng cho học sinh. Thầy cô rất vui vẻ tham gia, thậm chí có những giáo viên khi ban giám hiệu không phân công thì cảm thấy không vui. Công tác chuẩn bị cho buổi lễ, mỗi thầy cô góp một chút, người thì kẻ bảng hiệu, người chăm sóc cây kiểng, cắt hoa trang trí, người vệ sinh sắp xếp bàn ghế, trang trí lớp học. Tôi có thể nhìn thấy rõ gương mặt các thầy cô tràn đầy háo hức cho một năm học mới, cái khát khao trách nhiệm được đứng trên bục giảng. Nhiều thầy cô còn mang đồ từ nhà mình đi để “góp” cho lễ khai giảng thêm trang trọng. Sau thời gian nghỉ hè kéo dài 3 tháng, cả thầy và trò đều rất háo hức, chuẩn bị sẵn sàng tâm thế cho một năm học mới.

Nhìn lại giáo dục thời điểm đó, học sinh, giáo viên được nghỉ trọn vẹn 3 tháng hè, một cách đúng nghĩa. 3 tháng hè, các em được vui chơi, sinh hoạt hè. Thực chất đây cũng là một cách học từ thực tế, một cách giáo dục cần thiết, hình thành những thói quen, nhân cách tốt cho các em. Vì thế, bước vào năm học mới các em mang tâm thế háo hức, yêu thích được đến trường, yêu thích việc học… Khai giảng rồi mới học, cảm giác năm học mới được trọn vẹn, ngày lễ khai giảng cũng thêm thiêng liêng. Về phía thầy cô giáo, 3 tháng nghỉ hè giúp các thầy cô có thời gian nâng cao tay nghề, có quỹ thời gian để nghỉ ngơi, bắt tay vào năm học mới nhiều năng lượng, chu đáo hơn. Từ tâm lý phấn khởi của cả thầy và trò sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học.

Sau đó, để các đơn vị, nhất là các đơn vị ở các địa phương chịu nhiều thiên tai, bão lụt có nhiều thời gian hơn trong công tác giảng dạy thì mới có chuyện học trước rồi khai giảng sau. Tuy nhiên, khai giảng dần dần lại trở thành hình thức, không còn trọn vẹn cảm giác thiêng liêng, mong chờ như trước nữa. Ý nghĩa của ngày khai giảng dần dần cũng không còn trọn vẹn. Nhìn sâu xa hơn, do tâm lý đi học trước khai giảng nên học sinh học không nhiệt tình, nhiều em thậm chí còn có tâm lý “để dành”, khai giảng xong mới bắt tay học, ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả học tập của học sinh.

Hiện nay, các nhà trường đều được chủ động trong xây dựng kế hoạch năm học, việc khai giảng đúng với tựu trường ngày 5-9 không làm ảnh hưởng đến kế hoạch của các trường. Khai giảng rồi mới học thiết thực, cần thiết, ý nghĩa, tạo tâm thế chủ động sẵn sàng cho một năm học mới của cả thầy và trò. Ngày khai giảng là kỷ niệm đẹp trong đời học sinh. Việc tổ chức ngày khai giảng ý nghĩa sẽ không chỉ giúp học sinh yêu thích đến trường, mà còn gắn kết thêm tình cảm thầy trò, bạn bè, hình thành nhân cách cho học trò.

NGƯT Nguyn Văn Ngai
(Nguyên Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM)