Thứ năm, 15/4/2021, 12h06

Giá đất nhảy múa, coi chừng sập bẫy “cò”

T khi TP.HCM có đ án chuyn 5 huyn ngoi thành là C Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cn Gi lên qun (hoc TP thuc TP.HCM), giá đt ti các đa phương này liên tc “nhy múa”.


Các trung tâm môi gii bt đng sn mc lên như nm ti huyn Nhà Bè. Ảnh: T.Giao

Giá đất là câu chuyện trở nên thời sự hơn bao giờ hết tại các quán cà phê từ vỉa hè đến máy lạnh sang trọng. Ở đó, từ sáng sớm đến chiều tối, nhất là ngày cuối tuần, dòng người và xe từ khắp nơi dập dìu đổ về Nhà Bè, Bình Chánh tìm mua đất. Cung thấp hơn cầu, vì thế mà “cò” mặc sức thổi giá. Các chuyên gia cảnh báo, trước thực trạng giá đất tăng phi mã như trong vòng hơn một tháng qua, nếu không tỉnh táo, người mua rất dễ bị rơi vào bẫy của “cò” đất.

Mi “cò” mt giá

Trong vai người mua đất, chúng tôi được người quen giới thiệu đến gặp “cò” Tân và được anh đưa đến khu đất vừa mới phân lô trên đường Đào Sư Tích (xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè). Theo Tân, đây là đất của cha mẹ để lại cho chị em. Mỗi lô 120m2 được Tân “hét” giá 7 tỷ đồng.

“Trước đây, mỗi mét vuông đất xây dựng ở khu vực này chỉ khoảng 50 triệu đồng thì nay đã nhích mạnh lên 60 triệu đồng, thậm chí ở khu vực đẹp có thể đến 70 triệu đồng. Người mua không thiếu, họ đặt cọc trước mà tôi chưa muốn bán vì giá có thể lên nữa trong vài ngày tới”, Tân nói.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi qua người dân địa phương thì miếng đất này vừa được bán cho một người ở quận 1 với giá 4 tỷ đồng cách đây chưa đầy tuần.

“Người ta mua đầu cơ, “cò” mặc sức thổi giá, có người “sập bẫy” thì thông báo cho chủ đất đến làm thủ tục mua bán, “cò” hưởng hoa hồng môi giới. Cũng miếng đất này nhưng mỗi ngày có 5-6 “cò” dắt khách đến xem, mỗi “cò” một giá không biết đâu mà lần”, bà Lê Ngọc Thúy (ấp 3, xã Phước Lộc) cho hay.

Cách đó không xa, một khu đất nằm trong con hẻm đường đất, hai bên lau sậy cao quá đầu trên đường Nhơn Đức - Phước Lộc cũng được “cò” Tân kêu giá 5 tỷ đồng nhưng chỉ hơn 80m2, trong khi diện tích xây dựng tròm trèm 60m2. “Cò” Tân mồi chài, với giá này mua đầu cơ thì trúng lớn bởi khi cầu Phước Kiển xây dựng xong, chắc chắn giá đất sẽ tăng nữa.

Ông Nguyễn Văn Minh (ấp 5, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) khẳng định, đất Nhà Bè đã “sốt” nhưng là thật chứ không ảo ngay sau khi TP có đề án chuyển các huyện ngoại thành lên quận hoặc lên TP trong tương lai.


Sau một thời gian yên ắng, giá đất lại “sốt” do “cò” thổi giá. Ảnh: T.Giao

“Tại Nhà Bè giá đất có tăng nhưng không tăng chóng mặt như hiện nay. Thực tế, giá mỗi mét vuông đất trên đường Nguyễn Văn Tạo (xã Long Thới) buổi sáng được người mua trả 80 triệu đồng nhưng đến trưa đã tăng lên 85 triệu đồng. Đó là đất trong hẻm, còn mặt tiền lên đến ngoài 100 triệu đồng. Giá đất tăng loạn xạ như vậy người bán cũng hoang mang, không biết nên bán hay đợi tăng nữa”, ông Minh cho biết.

Được biết, nhiều năm trước, khi trung tâm hành chính Nhà Bè được xây dựng mới ở đường Nguyễn Bình, cầu Bà Sáu đưa vào sử dụng, đường liên xã Nhơn Đức - Phước Lộc mở ra, rồi sau này khởi công dự án cầu Phước Kiển… thì giá đất tăng lên gấp đôi. Lúc bấy giờ, Nhà Bè thu hút các nhà đầu tư bất động sản lớn, nhỏ và từ sau cơn “sốt” đó, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn giảm mạnh do người dân san lấp, phân lô bán nền. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các chuyên gia, thời điểm ấy giá đất tăng theo hạ tầng chứ không phải tăng do “cò” thổi giá như bây giờ.

Tnh táo trưc giá đt st o

Khu dân cư Trung Sơn, khu dân cư Bình Hưng… (huyện Bình Chánh) những ngày qua giá đất cũng “nhảy múa” loạn xạ. Ông N.T.B, một chuyên viên địa chính của địa phương cho biết, từ khi có thông tin Bình Chánh sẽ lên quận, người dân từ khắp nơi đổ về tìm nhà, đất để mua. Có người mua rồi bán ngay trong ngày, bỏ túi vài chục triệu, thậm chí vài trăm triệu ngon ơ. Ngày cuối tuần, các quán cà phê dọc bờ sông Ông Lớn luôn đông nghịt khách, chủ yếu là người mua đất và “cò”. Ông B. cũng khẳng định, giá đất “sốt” là do “cò” thổi giá, trong khi người mua thấy giá tăng từng ngày mà ham, đổ tiền vào đầu cơ.

Lý giải nguyên nhân giá đất tăng phi mã trong những ngày qua, TS. Vũ Quốc Khánh (Viện Quy hoạch và Phát triển nhà phía Nam) cho rằng, thị trường bất động sản luôn náo nhiệt theo định hướng quy hoạch của TP. Huyện Bình Chánh là cửa ngõ nối TP.HCM với các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm phát triển công nghiệp của TP nên giá đất tăng mạnh cũng là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, thời điểm này người dân cần cẩn trọng khi đầu tư vào bất động sản vì có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. “Một đề án từ khi xin chủ trương đến triển khai thực hiện cũng mất 5 năm hoặc dài hơn là 10 năm, trong chu kỳ không dài này có rất nhiều thay đổi mà người đầu tư khó lường trước”, TS. Khánh cảnh báo.

Ở góc độ khác, chuyên gia kinh tế Lê Trọng Bằng nhìn nhận, giá đất tăng là do quỹ đất ở các quận, huyện ngày càng hẹp. Việc giá đất tăng tự nhiên theo thị trường thì không có gì bàn cãi nhưng với tình trạng sốt ảo nhà đất như hiện nay mà không có biện pháp kiểm soát thì cơ hội an cư đối với một bộ phận cư dân TP đã hẹp lại càng hẹp hơn.

“Giá đất sốt thật hay sốt ảo thì người mua cũng cần tỉnh táo. Thực tế đã có nhiều bài học đắt giá cho giới đầu tư bất động sản lớn, nhỏ khi đổ tiền trong thời điểm đất sốt ảo, sau đó thị trường sẽ vào giai đoạn đóng băng”, ông Bằng dẫn chứng.

Tâm Giao