Thứ năm, 10/1/2019, 22h04

Giải quyết việc làm cho SV là trách nhiệm

Mt trong nhng tn ti, hn chế ch yếu ca tình trng tht nghip hin nay là do chúng ta chưa có mt th trưng lao đng hoàn chnh; s biến đi, vn hành không ngng ca nn kinh tế th trưng dn đến nhu cu nhân lc thay đi; vn còn khong cách khá xa gia k năng đưc đào to và nhu cu tuyn dng ca doanh nghip (DN)…

Ch tch UBND TP.HCM Nguyn Thành Phong phát biu ti hi tho

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã nhận định điều này khi tham gia Hội thảo “Liên kết giữa nhà trường và DN trong giải quyết việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp” do Trường ĐH Kinh tế TP.HCM phối hợp Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức chiều 10-1 dưới sự đặt hàng của UBND TP.HCM.

Chủ tịch UBND TP đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết việc làm cho người lao động (NLĐ), đặc biệt là SV sau khi tốt nghiệp vẫn còn nhiều thách thức.

Những năm qua, Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giải quyết, tạo việc làm cho NLĐ. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 9 đã xác định: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”. Đặc biệt, năm 2013, Quốc hội đã thông qua Luật Việc làm. Đây là lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động, là cơ sở pháp lý quan trọng giải quyết việc làm bền vững.

“Hi tho này hết sc ý nghĩa đ nhìn li các cơ chế chính sách ca Nhà nưc, quá trình đào to ca các cơ s GD cũng như năng lc ca SV và nhu cu ca DN. T đó, xác đnh nhng hưng đi mi phù hp hơn nhm đm bo mi SV ra trưng đu có vic làm phù hp ngành ngh, góp phn s dng hiu qu ngun lc đã đu tư cho ngành GD”, Ch tch UBND TP.HCM Nguyn Thành Phong nhn đnh.

Đối với TP.HCM, ông Phong cho rằng, công tác giải quyết việc làm cho NLĐ đã trở thành một chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Bình quân mỗi năm, TP giải quyết trên 300.000 việc làm, tạo thêm 135.000 việc làm mới và giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 3,8%. Riêng với công tác giải quyết việc làm cho SV và nâng cao chất lượng đào tạo các trường ĐH, CĐ, TP cũng đạt được những kết quả tích cực như: Đã có 10 trường ĐH được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế; 21 trường ĐH, CĐ đạt tiêu chuẩn GD và hơn 700 SV các nước châu Á đang học tập tại TP. Số SV có việc làm sau khi tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ tại TP đạt 72,3%. Ngoài ra, TP đã thành lập Hội đồng Hiệu trưởng các trường ĐH với 46 trường thành viên ở 6 khối ngành; xây dựng một cộng đồng DN lớn mạnh với 372.000 DN, tổng số SV hiện tại trên địa bàn TP đã đạt gần 400.000. Đây là cơ sở quan trọng để phát huy nguồn lực GD ĐH, đồng thời thúc đẩy việc hợp tác giữa nhà trường với DN trong đào tạo và giải quyết việc làm; qua đó, góp phần hoàn chỉnh thị trường lao động, tạo nhiều hơn cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp cho SV.

“TP.HCM xác định giải quyết việc làm cho SV là trách nhiệm của chính mình. Do đó, cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm hoàn chỉnh hệ sinh thái thị trường lao động, hỗ trợ các điều kiện cần thiết nhằm tăng cường kết nối nhà trường - DN, tiến tới giảm đến mức thấp nhất khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của DN”, ông Phong nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND TP cũng mong muốn các giáo sư, các chuyên gia, nhà khoa học, quý DN cùng nghiên cứu, trao đổi để đề ra các giải pháp căn cơ, ưu việt nhằm rút ngắn quá trình hoàn thiện thị trường lao động; trước mắt là đề xuất các giải pháp hình thành một hệ sinh thái thị trường lao động hiệu quả, đó là: chính quyền - nhà trường - DN và SV.

Bên cạnh đó, TP cũng hy vọng các giáo sư, các chuyên gia, nhà khoa học, DN có những đóng góp thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm. Đặc biệt, những vấn đề chưa rõ, chưa khả thi cần phải được mổ xẻ, phân tích từ các góc độ khác nhau để cùng mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn mà tất cả SV ra trường đều có việc làm.

Mê Tâm