Thứ ba, 3/11/2020, 18h21

Giáo dục ATGT cho học sinh từ mô hình

T mô hình “Gim ti ùn tc giao thông ti ngã tư An Sương” và mô hình “Xe buýt đa phương đng hành cùng tuyến metro”, nhóm giáo viên Trưng Tiu hc H Văn Thanh (Q.12) và đoàn các Khu chế xut - Khu công nghip TP.HCM không ch giáo dc cho hc sinh v an toàn giao thông (ATGT), bo v môi trưng mà còn góp phn xây dng TP thông minh, hin đi.


Thy Thưng (bìa trái) cùng đng nghip

Giáo dc ATGT t mô hình

Mỗi ngày trên đường đi làm, thầy giáo trẻ Trần Quốc Thượng (giáo viên Trường Tiểu học Hồ Văn Thanh, Q.12) đều chứng kiến cảnh kẹt xe tại ngã tư An Sương - nơi giao nhau của các tuyến đường quan trọng: QL22 từ tỉnh Tây Ninh vào QL1; điểm nối QL22 với đường Trường Chinh dẫn vào trung tâm TP. Không chỉ vậy, tình trạng vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm cũng xảy ra thường xuyên gây nguy hiểm cho người lớn lẫn trẻ em. “Từ những gì tôi nhìn thấy cùng với việc nhà trường đẩy mạnh tuyên truyền giao thông cho học sinh, tôi đã nghĩ ra ý tưởng làm mô hình “Giảm tải ùn tắc giao thông tại ngã tư An Sương” từ vật liệu tái chế nhằm nâng cao ý thức ATGT cho các em. Bởi khi tuyên truyền bằng kiến thức thôi thì các em sẽ khó hình dung, nhưng khi có mô hình mô phỏng lại những điều mà mình muốn truyền đạt thì các em sẽ dễ nhớ, dễ hiểu” - thầy Thượng chia sẻ.

Mô hình “Giảm tải ùn tắc giao thông tại ngã tư An Sương” được lắp ráp từ ống hút, bìa các-tông, giấy, xốp, tăm tre tạo nên các tòa nhà, chung cư, cây cối, cầu vượt. Trong mô hình, nút giao ngã tư An Sương có 3 tầng: tầng hầm gồm 2 đường hầm cho xe lưu thông theo hướng từ đường Trường Chinh qua QL22 và ngược lại; tầng trên mặt đất gồm nút giao với đảo tròn trung tâm - nơi này có hệ thống cây xanh, chiếu sáng, đèn tín hiệu; tầng trên cùng là cầu vượt cho xe lưu thông theo hướng QL1 với mục tiêu giải quyết “điểm đen” về ùn tắc, tai nạn giao thông.

Thầy Thượng cho biết, để tạo nên mô hình hoàn thiện, ngoài ý tưởng và công sức của thầy còn có sự hỗ trợ của 3 giáo viên: Huỳnh Phạm Kim Bảo, Nguyễn Thị Linh Đà và Lý Thị Ngọc Dung. “Thấy mô hình này các em học sinh rất thích thú, muốn khám phá. Tận dụng cơ hội đó, thầy cô trong trường đã giáo dục ATGT cho các em” - thầy Thượng hồ hởi.

Với góc độ là một người tham gia giao thông và thường xuyên di chuyển qua ngã tư An Sương, để giải quyết được “điểm đen” về ùn tắc giao thông, thầy Thượng đề xuất có thể điều chỉnh khung giờ di chuyển vào trung tâm TP đối với xe ô tô và mô tô; cảnh sát giao thông và lực lượng dân phòng tăng cường điều tiết các phương tiện tham gia giao thông đi đúng làn đường, phần đường được quy định trong giờ cao điểm; dây điện nơi đây nên đi đường âm để giảm bớt những cột điện chiếm diện tích trên vỉa hè góp phần giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông. Ngoài ra, tại cầu vượt và hầm chui An Sương cũng nên được lắp thêm các bóng đèn dọc theo hai bên đường để đủ ánh sáng cho những người tham gia giao thông vào buổi tối. “Mô hình là mong muốn của chúng tôi cũng như người dân TP về Q.12 an toàn, văn minh và không còn tai nạn giao thông” - thầy Thượng chia sẻ.

Cùng tuyến metro to nên din mo TP

Đây là kỳ vọng của một nhóm thanh niên thuộc Khu chế xuất - Khu công nghiệp TP.HCM khi sáng tạo ra mô hình “Xe buýt địa phương đồng hành cùng tuyến metro”. Anh Phạm Đình Hiệp (đại diện nhóm) thừa nhận việc xây dựng các tuyến metro có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của TP.HCM. Cũng như hệ thống xe buýt công cộng, các tuyến này chạy nhiều lần trong ngày, chở nhiều hành khách và cũng có trạm dừng, nhà ga để đón và trả khách giúp hạn chế việc sử dụng các phương tiện cá nhân, hạn chế tình trạng kẹt xe, tắc đường. “Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để người dân có thể di chuyển từ nhà đến trạm metro và và ngược lại một cách thuận tiện nhất?” - anh Hiệp và một số đồng nghiệp đặt câu hỏi trong một lần bàn luận về tuyến metro của TP.


Nhóm thanh niên thuc Khu chế xut - Khu công nghip TP.HCM cùng mô hình “Xe buýt đa phương đng hành cùng tuyến metro”

Sau khi thống nhất ý kiến, các thành viên đã chọn xe buýt làm phương tiện giúp người dân thuận tiện hơn trong việc đi lại. Xe buýt này sẽ hoạt động trong phạm vi của từng quận/huyện có trạm dừng để đón và trả khách. Mỗi quận có một hệ thống xe buýt riêng phục vụ đón, trả khách từ tuyến metro đến các điểm trong quận và ngược lại. “Bên cạnh đó, cần cải tiến phương tiện xe buýt, phong cách và thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt nhằm thu hút, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông này” - chị Thu Hồng (thành viên trong nhóm) đề xuất.

TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung có tỷ lệ người dân sở hữu phương tiện cá nhân khá cao. Do đó tình trạng kẹt xe, ùn tắc xảy ra thường xuyên. Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ đã phê duyệt cho TP.HCM xây dựng 8 tuyến metro kết nối với tất cả các quận/ huyện trên địa bàn. Trong đó tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sắp hoàn thành. Để hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện, hoạt động hiệu quả, một số cá nhân, đơn vị đã đề xuất nhiều sáng kiến thông qua các mô hình với hy vọng được đóng góp công sức vào việc xây dựng TP.

Bài, ảnh: H Trinh