Thứ năm, 14/11/2019, 21h30

Giáo dục hòa nhập: Phụ huynh đừng giao hết cho nhà trường

Vài năm tr li đây, công tác giáo dc hòa nhp (GDHN) đưc đy mnh và tr thành mt trong nhng nhim v bt buc trong ngành GD. Ti TP.HCM, công tác này đã và đang đưc các trưng hc n lc thc hin vi nhng nhn thc, kế hoch hết sc nhân văn. Tuy nhiên cái khó vn là ph huynh không chu hp tác vi nhà trưng…

Giáo dc hòa nhp cn s phi hp đc bit gia gia đình, nhà trưng (nh minh ha)

Mnh dn “r sóng” trong kim tra đánh giá

Mỗi năm Trường THPT Nguyễn An Ninh (Q.10) tiếp nhận từ 15-20 HS thuộc diện GDHN bậc đầu cấp. Thầy Tống Phước Lộc - Hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ: “Nếu nói là không có khó khăn thì không đúng, bởi với HS “đặc biệt” không phải là ngày một ngày hai đã có thể hòa nhập được mà là cả một quá trình. Rào cản đầu tiên đến từ phía phụ huynh. Tâm lý của phụ huynh đa phần không muốn con em mình học chung hay ngồi chung với một HS “không bình thường” vì sợ ảnh hưởng đến việc học, xa hơn là ảnh hưởng đến bản thân của con em mình. Nhiều phụ huynh thậm chí đề nghị thẳng thừng là thầy, cô đừng xếp con tôi ngồi cạnh bạn này, bạn kia…”.

Với rào cản này, thầy Lộc cho biết, nhà trường, thầy cô phải tốn rất nhiều công sức, từ chia sẻ trong các buổi họp phụ huynh, đến tác động, GD đạo đức, phẩm chất HS. Trong đó, quan trọng nhất là tác động đến HS để gián tiếp “thay đổi quan niệm của phụ huynh”. Thường là giáo viên chủ nhiệm sẽ làm công tác tư tưởng cho cả lớp, kế đó là làm công tác tư tưởng riêng cho từng HS, nhất là đội ngũ cán bộ lớp và những HS “liên đới” ngồi xung quanh HS học hòa nhập. Để làm sao các em biết thông cảm với những việc bạn làm, có sự hỗ trợ bạn trong học tập hoặc kịp thời can ngăn những hành vi của bạn… Có rất nhiều trường hợp, lớp trưởng, bạn ngồi kế bên thường xuyên bị “HS đặc biệt” rượt đuổi đánh quanh lớp. Thậm chí, cả giáo viên cũng bị đuổi cho te tua, có người từng phải “bưng mặt khóc”.

“Điều quan trọng nữa là phải “đả thông tư tưởng” thường xuyên cho giáo viên, không chỉ trong hoạt động phát triển HS mà còn trong kiểm tra, đánh giá. Với HS bình thường, các em có thể làm một đề 10 câu thì HS học hòa nhập, các em làm đề khác, ít câu hơn và kiến thức cũng nhẹ nhàng hơn, GD theo năng lực, phẩm chất của HS”, thầy Lộc nói.

Trường THPT Thủ Thiêm, năm học này cũng tiếp nhận 9 HS hòa nhập ở 2 khối 10, 11. Thầy Phạm Tấn Tài - Hiệu trưởng nhà trường - nhìn nhận, để “hòa nhập” thành công thì điều kiện tiên quyết là phải tạo được môi trường GD thân thiện, ở đó thầy cô và HS đối với HS hòa nhập bằng cái nhìn cảm thông, chia sẻ.

“Đối tượng HS hòa nhập có thể là tăng động, tự kỷ, chậm phát triển dẫn đến những cư xử, hành vi không được bình thường. Có trường hợp thì thu mình trong lớp, có trường hợp lại hoạt náo quá mức, có trường hợp cứ thấy thích cái gì là lượm cái đó. Trước đây từng có giai đoạn nhà trường mệt mỏi khi liên tục đi giải quyết những phản ánh của siêu thị đối diện trường về trường hợp một HS thuộc diện hòa nhập thích… cầm nhầm đồ. Đối với trường hợp này nếu mình nóng nảy là thua, mà phải nhẹ nhàng chỉ bảo như với một đứa trẻ thì mới có hiệu quả. Giờ thì thi thoảng vẫn cầm nhầm nhưng bạn bè, siêu thị cứ để cho cầm rồi nhẹ nhàng đến xin lại”, thầy Tài kể.

Đi cùng với cảm thông, theo thầy Tài đó còn là sự mạnh dạn “rẽ sóng”, sự tâm huyết của mỗi thầy cô trong cách kiểm tra, đánh giá đối tượng HS đặc biệt này. Không được đánh đồng, cào bằng mà phải nhìn thẳng vào nhận thức của HS. Gần HS để tìm ra được điểm khác biệt trong điều đặc biệt của các em để giúp các em hòa nhập.

Ph huynh phi nhìn thng vào con em mình

Theo Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT về GDHN, đối với người khuyết tật quy định rất rõ ràng về việc không quá 2 HS khuyết tật hòa nhập/ lớp. Với quy định này, nhiều nhà quản lý cho rằng vô hình trung đã tạo ra những áp lực cho chính giáo viên, HS.

“Giáo viên dạy hòa nhập trong các cơ sở GD công lập phần nhiều đều phải tự mình mày mò phương pháp GD cho HS khuyết tật. Trong khi đó, với áp lực sĩ số HS/lớp ngày càng đông, ở lớp 1, chỉ cần trong lớp có thêm 2 HS “đặc biệt” thôi, giáo viên mà không vững thì dễ bị tăng xông lắm”, hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.Bình Tân tâm tư.

Cô Nguyễn Đoan Trang - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1 - cũng chia sẻ, nhiều phụ huynh không chịu thừa nhận con em mình “có vấn đề”, từ đó dẫn đến sự “lệch pha” trong GD giữa gia đình và nhà trường.

“Nếu là khuyết tật về thân thể thì sẽ dễ dàng để thống nhất, nhìn nhận. Nhưng với những khiếm khuyết trong nhận thức, hành vi thì cần phải có sự phối hợp. Thế nhưng nhiều phụ huynh cho rằng, con em họ chỉ “chậm” một chút và tha thiết mong nhà trường hãy đánh giá con em họ như những HS bình thường. Cuối cùng thiệt thòi nhất lại là HS”, cô Trang nói.

Theo thầy Lộc, từ trách nhiệm GDHN của nhà trường, không ít phụ huynh coi trường học là nơi “gửi trẻ”. Những HS khuyết tật thì các em không phải thi tuyển sinh 10 mà được phép chọn vào những trường gần nhà, trừ trường chuyên, lớp chọn và nhà trường “không bao giờ được phép từ chối”. Vì vậy, đối tượng HS gửi vào không có quy định ở một mức độ nào, nặng có, nhẹ có. Nhiều em vào học nhưng không tiếp thu được, hòa nhập chỉ ở một mức độ cho phép, thế nhưng phụ huynh vẫn nhất quyết gửi vào, hết giờ thì đón về, cũng không có sự phối hợp bài bản với nhà trường để trang bị kỹ năng, nâng cao nhận thức cho HS. Trong khi đó, với trẻ đặc biệt để hòa nhập tốt trong trường học tiến tới hòa nhập trong xã hội lại cần sự phối hợp chặt chẽ của gia đình với nhà trường…

Từ thực tế này, thầy Lộc cho rằng, các cơ sở GD cấp dưới, từ bậc TH, THCS cần phải có sự sàng lọc đối tượng HS đặc biệt ngay từ đầu, song song chỉ ra những hướng đi để phụ huynh nhìn thẳng vào trẻ, chọn lựa những hướng phù hợp với nhận thức của trẻ.

Bài, ảnh: Nam Đnh