Thứ bảy, 20/11/2021, 12h02

Giáo viên làm... diễn viên truyền hình

“Mến chào các em đến vi tiết hc môn tiếng Vit trên truyn hình” - đây là li chào quen thuc vi hc sinh tiu hc TP.HCM t đu năm hc 2021-2022. Dch Covid-19 đã biến nhiu giáo viên tiu hc thành... din viên bt đc dĩ vi các show bài ging trên truyn hình.


Cô Ngô Nguyn Thùy Anh (giáo viên Trưng TH Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú)

Phía sau mỗi bài giảng là cả một chặng đường. Vượt qua nỗi cô đơn, sự hồi hộp, choáng ngợp, khi một mình đối diện với máy quay, căn phòng trường quay với ánh đèn sáng chói, những giáo viên vốn đã quen với phấn trắng, bảng đen đã hoàn thành những tập phát sóng lung linh, cùng học sinh bước qua dịch bệnh.

Mt tiết lên sóng, c nhà nhp cuc

Là giáo viên mở đầu show ghi hình môn tiếng Việt lớp 1 trên truyền hình, cô Ngô Nguyễn Thùy Anh (giáo viên Trường TH Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú) phải mất 3 tuần... làm ngày làm đêm để có 20-25 phút lên sóng truyền hình.

Để làm “tròn vai”, mỗi ngày cô đều tập nói trước gương, huy động cả nhà cùng vào cuộc. “Dạy trên truyền hình cần quãng dừng để học sinh tương tác. Ông xã sẽ nghe tôi dạy để góp ý về giọng nói, tốc độ, còn con trai thì tương tác để nhắc mẹ về quãng dừng. Có khi nửa đêm cả nhà vẫn say sưa luyện tập. Hình ảnh, ngữ liệu sử dụng trên truyền hình đều yêu cầu về bản quyền nên tôi phải nhờ con thu âm, xin hình của bạn bè để lồng ghép trong video bài giảng”, cô Thùy Anh kể.

Theo cô Thùy Anh, tiết dạy truyền hình đòi hỏi sự chỉn chu trong từng con chữ, lời nói, cử chỉ cho đến kịch bản, phương pháp. Giáo viên luôn phải vượt qua giới hạn của bản thân, tự hoàn thiện các kỹ năng. Kinh nghiệm dạy học thôi chưa đủ mà còn cần sự linh hoạt.


Cô Ngô Thy Nam Phương (giáo viên Trưng TH Nguyn Bnh Khiêm, Q.1)

Lần đầu tiên đứng trước ống kính máy quay, cô phải quay đi quay lại nhiều lần. Chỉ riêng câu chào trong tiết dạy phải quay đến chục lần. “Để tự nhiên và thu hút học sinh khi ghi hình, giáo viên sẽ hạn chế nhìn vào màn hình mà phải nhìn thẳng vào máy quay, tưởng tượng phía trước là học sinh để sắm vai nhân vật, sắm vai học sinh tương tác. Thời gian đầu do hồi hộp, lo lắng tôi rất hay nói vấp. Mỗi lần nói vấp lại quay lại. Đến mức các anh quay phim phải động viên... cô không phải diễn viên nên quay lại là bình thường”, cô nhớ lại.

Din viên tt c trong mt

Cô Ngô Thụy Nam Phương (giáo viên Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1) thực hiện ghi hình môn tiếng Việt lớp 1 khi vừa khỏi... Covid-19. Trải qua dịch bệnh, hơn ai hết cô Phương hiểu rằng phải bằng mọi cách đưa kiến thức đến học sinh.

Nhằm đảm bảo tiến độ công việc cùng ê-kíp, cô Phương vẫn hòa nhịp với tinh thần trách nhiệm cực kỳ cao, quên ăn quên ngủ để có 1 bài giảng chỉn chu phát trên truyền hình. Với 18 bài học, cô Phương quay trong 3 ngày liên tục, từ 5-6 tiếng/ngày. Mỗi tập phát sóng 2 bài, với thời lượng 20-25 phút/bài.

Một tiết học được lên sóng truyền hình thì đòi hỏi thầy cô phải làm rất nhiều công đoạn trong nhiều ngày không phải chỉ đơn thuần là một tiết dạy trên lớp trực tiếp. “Tư liệu trong tiết học truyền hình yêu cầu rất cao về tính pháp lý, khoa học, thực tiễn, phù hợp với học sinh lớp 1. Để có tư liệu, hình ảnh, đoạn phim phù hợp, giáo viên phải tự dựng thêm đoạn phim đơn giản, tự lồng tiếng, lồng ghép thêm trò chơi dẫn dắt, chuyển tiếp, thu hút học sinh. Vì thế, khâu viết kịch bản tiết dạy mất rất nhiều thời gian, có khi đến 3 ngày. Sau đó còn phải qua thẩm định, phê duyệt, góp ý, chỉnh sửa”, cô Phương chia sẻ.

Mỗi giáo viên sẽ có năng lực đứng trước ống kính khác nhau. Khi quay, luôn nghĩ trước mặt là học sinh để nhập tâm, không nhìn giáo án. Vừa nói vừa viết, vừa phải tính toán để mỗi hoạt động không quá nhiều thời gian, lời nói phải khớp với hành động. “Chỉ quen đứng trên bục giảng, nay đứng trong trường quay, những bài đầu do quá căng thẳng, nên tôi nói nhanh, không rõ nghĩa, phải quay lại rất nhiều lần”, cô kể.

Thực hiện nhiều tập phát sóng trên truyền hình, cô Nam Phương cho hay, mỗi tiết giáo viên lại phải xuất hiện với diện mạo, phong cách mới, nhẹ nhàng để trẻ không nhàm chán. Nếu trong chủ đề thăm quê, giáo viên hóa thân thành hướng dẫn viên du lịch tổ chức cho trẻ về quê thì chủ đề vườn ươm, giáo viên lại vào vai nhà nông đưa các em đến vườn ươm, lồng ghép thêm kỹ năng sống...

Cô cho rằng, tiết dạy trên truyền hình hướng đến số đông học sinh. Do đó, trong mọi cử chỉ, lời nói, ánh mắt đều phải hướng đến sự thân thiện nhất. Ngay cả trong lời chào học sinh đầu tiết học, giáo viên cũng không giới thiệu tên để tránh cho học sinh cảm giác xa lạ.

“Dạy học trên truyền hình trong năm học này là trải nghiệm rất đặc biệt đối với tôi. Qua mỗi tiết dạy, tôi vững vàng hơn về chuyên môn, kỹ năng, phong thái sư phạm. Những lần tập nói trước gương, tập ghi hình bằng điện thoại điều chỉnh phong thái, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, sao cho khớp với lời nói khi lên hình, đối diện với ống kính đã giúp tôi tự tin hơn rất nhiều... Trên hết, đó là niềm hạnh phúc khi giúp học sinh tiếp thu được kiến thức, đặc biệt trong dịch bệnh”, cô Nam Phương bày tỏ.

Test Covid-19 trưc khi quay

Thời gian đầu khi ghi hình tiết dạy trên truyền hình, TP.HCM vẫn đang trong giai đoạn giãn cách xã hội. Trước khi bước vào trường quay, cô Nguyễn Thị Mỹ Duyên (giáo viên Trường TH Trần Hưng Đạo, Q.1) và nhiều giáo viên khác đều phải test Covid-19 để đảm bảo an toàn.


Cô Nguyn Th M Duyên (giáo viên Trưng TH Trn Hưng Đo, Q.1)

“Khi đó, thông tin về dịch Covid-19 đến dồn dập. Nhưng mỗi giáo viên hầu như không nghĩ gì. Trong dịch bệnh, ai cũng động viên nhau cố gắng hoàn thành công việc, góp sức nhỏ vào nhiệm vụ giáo dục của thành phố và phòng chống dịch bệnh”.

Đảm nhiệm ghi hình bộ môn tiếng Việt lớp 2, để bài giảng lên sóng được trọn vẹn, cô Duyên dành nhiều thời gian chuẩn bị nghiêm túc, chỉn chu kịch bản, dựng bài PowerPoint rõ nét, sống động để thu hút học sinh. Từng câu, từ, chính tả được dò kỹ càng.

“Dù đã luyện nói ở nhà nhiều lần để nắm kịch bản, rèn sự tự tin nhưng khi bước vào trường quay, đối diện với ống kính máy quay, bốn bề là ánh sáng... vẫn khiến tôi có cảm giác ngợp. Phải mất khá nhiều thời gian, tiết học trong lần đầu bấm máy mới hoàn thành, không biết bao nhiêu lần phải quay đi quay lại”, cô nhớ lại.

Những lúc “vấp máy”, cô Duyên kể mình thường hít thở sâu và tự động viên “trước mặt mình là học sinh” để thêm tự tin, hào hứng. Suốt thời gian quay có khi lên đến 4, 5 tiếng nhưng bằng sự động viên đó, lúc nào cô cũng tươi cười, nhìn thẳng vào máy quay để tương tác.

“Tôi khá hài lòng với bài dạy của mình bởi đã đặt hết tâm huyết, tình cảm vào, gửi gắm đến học sinh, cùng vượt qua dịch bệnh. Với tôi, được tham gia dạy học trên truyền hình là niềm tự hào, giúp tôi nắm rõ hơn về chương trình, vững vàng hơn trong chuyên môn nghiệp vụ, tự tin hơn. Những kinh nghiệm đó hỗ trợ tôi rất nhiều khi dạy học trực tuyến để mỗi tiết học hiệu quả nhẹ nhàng...”.

Yến Hoa