Chủ nhật, 9/1/2022, 16h27

Giáo viên làm gương về việc đọc và học

Trong thi đi công ngh 4.0, giáo viên (GV) thc s cn quan tâm nhiu hơn cho vic đc sách, không k GV dy môn xã hi hay t nhiên, k thut. Đc sách đ m mang kiến thc, bi không có kiến thc nào là đóng khung c...


Giáo viên hưng dn hc sinh đc sách trên lp (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Chẳng hạn, ở môn ngữ văn, sự nhìn nhận về một nhân vật hay một tác phẩm không hoàn toàn bất biến theo thời gian, ví như lâu nay ta hay nhìn Chí Phèo ở góc độ bị xã hội tác động và làm cho mất tính người, nhưng ít nhìn ở góc độ sự tự tha hóa, bởi trên thực tế có những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hay ở môn địa lý, cơ cấu kinh tế, các đặc điểm kinh tế của đất nước, của các vùng kinh tế thường xuyên có sự thay đổi chứ không ổn định, nhất là trong bối cảnh hiện nay; sự cập nhật tài liệu, kiến thức sẽ giúp GV có thể bổ sung những kiến thức mới. Hoặc ở môn vật lý, ngày càng có nhiều loại vật liệu mới, nhiều hợp chất mới và được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp lẫn dân dụng; nếu chỉ bám theo sách giáo khoa thì rất dễ lạc hậu. Không chỉ vậy, đọc sách còn có tính gợi mở cao cho GV. Đó là gợi mở về ý tưởng, phương pháp, nâng cao năng lực tư duy, tính chấp nhận các phản biện. Bởi khi không đọc, không mở rộng kiến thức thì thường tự thấy kiến thức mình là “chuẩn”, là “khuôn” nên sẽ ít chấp nhận những ý kiến khác hoặc không tin rằng có những kiến thức ngoài điều mình đã biết. Từ đó có thể ít khuyến khích học sinh (HS) tranh luận, phản biện, thậm chí có ý áp đặt. Cũng vì vậy, GV có thể ít gợi mở cho HS nghĩ những hướng khác hoặc khích lệ góc nhìn trái chiều và kiên nhẫn lắng nghe, lý giải những góc nhìn đó để HS có thể có được kiến thức, nhận thức đúng đắn. Bởi, nhận thức là một quá trình, rất có thể HS sẽ nhìn nhận vấn đề theo một cách nào đó hoặc là đúng đắn nhưng rất lạ lẫm hoặc là sai lầm đến độ ngô nghê, GV cần lắng nghe, khích lệ các góc nhìn tích cực; đồng thời cũng dẫn dắt, định hướng cho các em tự nhận ra sự chưa hợp lý trong góc nhìn của mình. Đó mới thực sự là giáo dục, bởi người thầy đã làm công việc rất quan trọng và gợi mở, chỉ ra cách tiếp cận chân lý thay vì chỉ truyền đạt kiến thức và tự khẳng định rằng đó là chân lý. Không chỉ đọc, GV còn phải học, học một cách chủ động, tích cực và có phương pháp. Trước hết là học ở trường lớp, hiện có nhiều GV phổ thông chủ động theo học các lớp văn bằng hai, thạc sĩ… Rồi phải học ở đồng nghiệp, nhất là học các phương pháp hay, cách ứng xử phù hợp, những sáng kiến có hiệu quả… Đặc biệt, phải chú ý học cả ở HS. Thầy cô đừng tưởng HS tiểu học, THCS “có gì mà học”, thực ra các em có nhiều kiến thức, thông tin, góc nhìn mà lắm khi người lớn không nghĩ đến. Vả lại, có chú ý học ở HS thì mới dạy các em tốt hơn, bởi khi đó GV sẽ hiểu HS nghĩ gì, muốn gì, quan tâm đến gì…

Một điều quan trọng nữa là chính việc đọc và học mang một ý nghĩa rất thiết thực, đó là làm gương cho HS. Lâu nay, nhiều người lên tiếng về việc lười đọc và về thái độ thiếu hứng thú học tập của HS. Điều này có những nguyên nhân khách quan của nó, không thể đổ hết cho HS được, trong đó hẳn có nguyên nhân từ GV. Nếu mỗi người thầy truyền được sự hứng khởi học tập, truyền được tình yêu đọc sách qua bài giảng hay mỗi câu chuyện kể thì hẳn sẽ có tác động không nhỏ đến thái độ và tình cảm của HS. Chẳng hạn, GV môn ngữ văn khi liên hệ về một tác giả có thể đọc một đoạn đặc sắc (thơ hoặc văn xuôi) của tác giả đó thì không chỉ làm buổi học sinh động, hứng thú hơn mà còn gieo cho HS tình cảm tốt đẹp về bản thân, về sự tìm tòi khám phá… Dĩ nhiên, khắc phục “bệnh” lười đọc sách là rất cần thiết, nhưng bên cạnh đó, GV cũng cần xây dựng cho mình phương pháp đọc sách phù hợp, về thói quen chọn sách cũng như truyền đạt được những điều đó đến cho HS. Cần hết sức tránh trên lớp luôn thao thao rằng HS phải đọc sách này sách nọ nhưng bản thân mình thì… không đọc, điều đó chẳng khác nào lừa dối HS.

Nguyn Minh Hi