Thứ bảy, 8/2/2020, 18h36

Gìn giữ văn hóa truyền thống

Vi mong mun nâng cao hiu biết cho hc sinh v văn hóa truyn thng, đưa các em tr thành đi s văn hóa toàn cu, cô Phan Th Thu Hin (T trưng T GDCD Trưng THPT Phú Nhun, TP.HCM) đã xây dng d án “Gìn vàng gi ngc” cho gn 300 hc sinh khi 10, 11.

Mt nhóm hc sinh đang tho lun v sn phm lch tưng do nhóm thc hin

Không chỉ chạm đến văn hóa truyền thống qua các sản phẩm độc đáo từ công nghệ, dự án “Gìn vàng giữ ngọc” còn thổi được hơi thở của thời đại vào việc góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Theo cô Thu Hiền, văn hóa truyền thống và môi trường đều là những thứ “vàng ngọc” mà mỗi người trẻ cần phải có ý thức giữ gìn, vun đắp.

Hi xuân “Gìn vàng gi ngc”

“Trong thời kỳ đất nước hội nhập, công nghệ 4.0 lên ngôi, câu hỏi đặt ra cho những người làm giáo dục là ngoài việc truyền đạt kiến thức thì làm thế nào để học sinh yêu thích, tự nguyện giữ gìn và lan tỏa những nét văn hóa truyền thống mà vẫn phát huy được tinh hoa văn hóa của nhân loại”, từ trăn trở đó, cô Thu Hiền đã xây dựng dự án “Gìn vàng giữ ngọc” như một trách nhiệm với các em học sinh. Lựa chọn hình thức Hội chợ xuân để triển khai dự án, cô Thu Hiền cho hay chỉ có trong Hội chợ xuân, văn hóa truyền thống mới có dịp “phô” ra một cách đầy đủ nhất. Theo đó, Hội chợ xuân có 5 gian hàng trưng bày các sản phẩm của ngày Tết như: lịch tường, lịch bàn, túi vải, bao lì xì, sách ảnh 3D, một gian hàng ông đồ cùng sân khấu nhỏ trình diễn âm nhạc dân tộc và hiện đại. Cạnh đó còn có khu trưng bày mô hình di tích văn hóa lịch sử tiêu biểu của TP.HCM như nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, bến Nhà Rồng… được thiết kế từ rác tái chế. Cụ thể, lịch tường thể hiện các di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại như hát xoan, ca trù, quan họ Bắc Ninh, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử, ví dặm Nghệ Tĩnh; lịch bàn gắn với các loại tranh dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh Làng Sình…; sách ảnh 3D giới thiệu nhạc cụ dân tộc cùng một cuốn sách vẽ thủ công về các loại hình tranh truyền thống… Toàn bộ sản phẩm được bán gây quỹ từ thiện và hỗ trợ dự án bảo vệ môi trường. Không những thế, dự án còn là cầu nối đưa văn hóa truyền thống đến đông đảo giáo viên quốc tế thông qua Skype, trở thành “dự án không biên giới”.

Trực tiếp chia sẻ về phong tục ngày Tết và nhạc cụ dân tộc đến giáo viên nước ngoài, em Lê Trần Minh Hiếu (lớp 11A15) cho hay bản thân rất tự hào và xúc động khi đã góp phần quảng bá và lan tỏa văn hóa Việt đến bạn bè quốc tế. “Mỗi học sinh đều có thể trở thành những đại sứ văn hóa bằng khả năng của mình. Dự án “Gìn vàng giữ ngọc” không chỉ giúp em thấy yêu hơn văn hóa Việt mà còn nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn các nét văn hóa đó”, Minh Hiếu chia sẻ.

Giáo dc truyn thng phi gn vi hin đi

“Góp” những bài hát dân ca cho dự án, em Nguyễn Hoàng Quân (lớp 10A9) chia sẻ, mỗi bài dân ca ngoài việc đại diện văn hóa vùng miền còn là những câu chuyện lịch sử. Thông qua âm nhạc, dự án đã trao cơ hội để mỗi học sinh tiếp cận với những câu chuyện đó một cách nhẹ nhàng. Trong khi đó, em Đặng Tùng Chi (lớp 11A1) lại sử dụng CNTT để thiết kế các sản phẩm truyền thống. Với Tùng Chi, khó nhất là làm sao sử dụng công nghệ hiện đại mà vẫn giữ được hồn truyền thống. “Tái hiện tranh dân gian quan trọng nhất là màu sắc. Cách phối màu trên máy tính phải đảm bảo giữ được không gian xưa. Dự án đã trang bị cho chúng em nhiều kiến thức về các dòng tranh dân gian Việt, các nét văn hóa xưa. Đồng thời, cũng rèn thêm cho chúng em nhiều kỹ năng về thuyết trình, ứng dụng CNTT”, Tùng Chi nói. Còn với mô hình chợ Bến Thành, Lê Quý Di Luân (lớp 11A13) cho biết nhóm phải thực hiện 2 chuyến đi “mục sở thị” ngôi chợ nổi tiếng này để có cái nhìn toàn diện, chi tiết nhất. Chợ Bến Thành là nét đặc trưng của TP.HCM, từ vòm chợ, đến cổng chợ phía Đông, phía Tây đều có những nét riêng biệt, độc đáo. Do vậy, để thể hiện đúng linh hồn của chợ, các chi tiết đó phải được làm càng rõ càng tốt. “Gắn với thông điệp bảo vệ môi trường và văn hóa truyền thống, nhóm mất 1 buổi thu gom rác thải như ống hút nhựa, bìa hồ sơ… ở trường, chỗ tập kết ve chai. Điều khó nhất khi xây dựng mô hình là làm sao tận dụng được hết các nguyên liệu tái chế một cách tự nhiên”, Di Luân cho biết.

Hc sinh gii thiu sn phm lch tưng

Song song với việc phát huy tính sáng tạo, dự án còn là cách định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết kế, kỹ sư, truyền thông. Đặc biệt, bằng cách bán các sản phẩm để gây quỹ, dự án bước đầu đã mở ra cơ hội để học sinh hình thành ý tưởng khởi nghiệp, kinh doanh. Trong quá trình triển khai dự án (2 tháng), học sinh được trao quyền chủ động thực hiện. Chính điều này, theo cô Thu Hiền, giúp cho học sinh phát huy tối đa năng lực, tư duy sáng tạo trong ứng dụng CNTT vào thiết kế sản phẩm. “Giáo dục văn hóa truyền thống là điều rất quan trọng, là hành trang để học sinh trưởng thành và hội nhập quốc tế. Thế nhưng, văn hóa truyền thống thuộc về cái xa xưa, chúng ta không thể chỉ hô hào, không thể kêu gọi học sinh hãy yêu văn hóa truyền thống mà phải bằng những hành động cụ thể, đi từ những sở thích của các em, gắn với hiện đại. Từ đó, các em sẽ tự tìm hiểu, tự nguyện yêu thích văn hóa truyền thống”, cô Thu Hiền bày tỏ.

Bài, ảnh: Q.Long