Thứ tư, 28/9/2022, 15h21

Giữ nghề qua những bục giảng “mở”

Bc ging y không phn trng, bng đen. Đó là nhng làng ngh truyn thng, nơi còn lưu gi đm nét văn hóa đc trưng quê x. Không ch đưc lng nghe các ngh nhân k v hành trình gi ngh, chính các em hc sinh, sinh viên còn đưc t tay tri nghim các công đon trong quá trình to ra sn phm. Nhng bc ging y đã mang li nhiu bài hc thc tin, góp phn ni dài hơn câu chuyn gìn gi và kết ni tinh hoa ngh ca cha ông đã sáng to ra…


Ngh nhân Nam Ô trao truyn ngh nưc mm cho các hc sinh, sinh viên

Trao truyn ngh bên chân sóng

Sáng sớm, biển Nam Ô rì rào sóng vỗ. Những con thuyền công suất nhỏ cập bờ. Anh Bùi Thanh Phú cùng các thợ làm nghề nước mắm của xưởng Hương Làng Cổ tất bật đón lấy những thúng cá cơm tươi rói để chuẩn bị cho một mẻ nước mắm mới. Đằng sau những người làm nghề, nhiều sinh viên tranh thủ ngày cuối tuần ra tận bãi biển để trải nghiệm nghề làm nước mắm truyền thống của làng Nam Ô (quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng). Nguyễn Thùy Trang - sinh viên Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng nói: “Em nghĩ những bài học thực tế luôn có sức cuốn hút riêng. Em thường tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, tham quan các làng nghề, tìm hiểu và tích lũy thêm kiến thức để sau này khi đứng trên bục giảng, em có thể truyền đạt lại cho các thế hệ học trò sau mình”.

Nhiều năm qua, làng nghề nước mắm Nam Ô đã trở thành điểm đến trải nghiệm, sinh hoạt ngoại khóa của rất nhiều học sinh các cấp trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Cô Trịnh Thị Gấm - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tôn Thất Tùng (quận Sơn Trà) chia sẻ: “Trong chương trình trải nghiệm thực tế, định hướng nghề nghiệp, nhà trường cũng đã tổ chức cho các em tham quan làng nghề nước mắm Nam Ô. Qua các buổi trải nghiệm như thế, các em có thêm kiến thức, tầm nhìn bao quát về những nghề truyền thống của các thế hệ đi trước. Đó là những nét văn hóa đặc trưng cần gìn giữ và kết nối”.

Theo ch Đ Trâm - ngưi thiết kế các ni dung ca lp hc cui tun dành cho hc sinh ti Hòa Bc cho biết: “Nhng lp hc cui tun dành cho hc sinh là bưc đm đ Hòa Bc trin khai mô hình du lch cng đng. Thông qua tương tác vi các bn nh, nhng ngưi nông dân s dn t tin và có k năng hơn đ tương tác vi khách du lch sau này”.

Là một thầy giáo, anh Bùi Thanh Phú luôn đau đáu với chuyện giữ nghề truyền thống. Khoảng 3 năm trở lại đây, xưởng nước mắm của anh bình quân mỗi năm đón khoảng 20 đoàn học sinh, sinh viên đến trải nghiệm. Để góp phần giữ nghề, anh kết nối với nghệ nhân Trần Ngọc Vinh - một nghệ nhân có thâm niên trong nghề làm nước mắm ở Nam Ô tham gia những buổi trải nghiệm để trao truyền nghề. Bước qua tuổi 70, ông Vinh vẫn hào hứng mỗi khi thế hệ trẻ cần tìm hiểu về làng nghề: “Nghề nước mắm truyền thống Nam Ô đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Là cư dân làng nghề lâu năm, chúng tôi rất tự hào về điều đó. Việc trao truyền nghề cũng là trách nhiệm của những người đi trước, tiếp nối như chúng tôi. Cuộc sống ngày càng đô thị hóa, làng nghề mất dần, tôi mong nghề của làng mình được gìn giữ để nhắc đến Nam Ô, mỗi người dân đều tự hào về truyền thống xứ biển của mình”, ông Vinh chia sẻ.

Khi thy cô giáo là nông dân, ngư dân

Nhận thấy việc học ở bục giảng mở đem lại nhiều bài học bổ ích, mang tính thực hành, thực tế cho học sinh, TS. Chu Mạnh Trinh (Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm) đã khởi xướng mô hình học tập dựa vào cộng đồng. “Được kết nối, khám phá thiên nhiên và trải nghiệm thực tế… đặc biệt là được các nghệ nhân cầm tay chỉ việc thì những tiết học của các em càng thú vị hơn, có sức cuốn hút hơn. Bên cạnh đó còn giúp các em rèn luyện thể lực và có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường hơn”, TS. Chu Mạnh Trinh nói.


Nhng tiết hc tri nghim thc tế  làng nưc mm Nam Ô

Cùng với hoạt động trải nghiệm thực tế ở cộng đồng, học sinh sẽ được yêu cầu viết nhật ký sau mỗi buổi học. Điều này giúp các em trình bày những quan điểm, nói lên những điều mình phát hiện, khám phá được sau tiết học. Đồng thời tránh được sự nhàm chán và nâng cao tư duy, độc lập trong cách làm việc. Em Nguyễn Anh Thư, học sinh Trường THCS Lê Anh Xuân (quận Liên Chiểu) chia sẻ: “Em đã được tham quan và trải nghiệm cách làm ra tô mỳ Quảng của bà Trần Thị Lắm ở xã Hòa Bắc. Lần đầu tiên em biết để có tô mỳ, cần phải trải qua nhiều công đoạn như ngâm gạo, xay bột, đúc bánh, cắt mỳ… Em thấy rất thú vị và hiểu hơn về sự vất vả của người làm ra nó. Từ đó, em nghĩ mình ăn bất cứ món ăn nào cũng nên trân trọng vì để có nó đã mất bao nhiêu công sức của người làm ra”. Không chỉ thế, tiết học trải nghiệm từ cộng đồng còn cho Anh Thư cùng bạn bè biết thêm về nhiều trò chơi, biết tên các loại cây, rau… mà trước đó em chỉ biết qua sách vở và chưa hề phân biệt được khi bắt gặp ngoài thực tế cuộc sống.

Ở các vùng như Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) hay vùng núi Hòa Bắc (Đà Nẵng)… mô hình phục hồi nông nghiệp truyền thống gắn kết với du lịch để cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xã hội cũng đã được nhóm học tập cùng cộng đồng triển khai. “Du lịch học tập là một hình thức khá mới mẻ như các tour học tập về cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học, quản lý rác thải, sinh kế cộng đồng… Trong đó, người dân bản địa phải tham gia, làm chủ thật sự và là người thầy truyền đạt thông tin, kinh nghiệm hướng dẫn thực hành kỹ năng. Nếu làng bản là trường học thì ngư dân, nông dân là người thầy. Một ao cá cũng có thể trở thành lớp học khi có bạn học sinh hỏi về mối quan hệ giữa vườn - ao - chuồng. Một con nhện giăng tơ trên cành cây cũng có thể là chủ đề trao đổi của lớp học để bổ sung cho những bài học ở trường”, TS. Chu Mạnh Trinh nói.

Vĩnh Yên