Thứ ba, 22/11/2022, 16h42

Giúp học sinh ham thích đọc sách

Ai cũng biết cha mnh hưng rt ln đến thói quen và s thích đc sách ca tr. Thế nhưng, vai trò ca giáo viên và nhà trưng trong vic này như thế nào thì ít ngưi nói đến.


Giáo viên hư
ng dn hc sinh đc sách ti thư vin trưng. Ảnh: Hàn Giang

Kỳ thực, một học sinh học bán trú có đến khoảng 10 giờ (hoặc hơn) ở trường với rất nhiều loại tiếp xúc (ngoài bạn bè với nhau còn tiếp xúc với giáo viên, giám thị, thầy cô trong ban giám hiệu…), hoạt động (học trên lớp, sinh hoạt ngoại khóa, ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi…). Học sinh học nội trú thì thời gian còn nhiều hơn. Trong khi đó, ở gia đình 14 giờ còn lại, học sinh tiếp xúc với cha mẹ và người thân khoảng 4 tiếng, thời gian còn lại để các em ngủ nghỉ và sinh hoạt cá nhân. Vậy nên tác động về nhiều mặt, trong đó có vấn đề đọc sách, của giáo viên và nhà trường là không nhỏ.

Hiện nay, nhiều người cho rằng học sinh ít chịu đọc sách, ít yêu thích sách. Có nhiều lý do về việc này; chẳng hạn, sự quan tâm tạo thói quen đọc sách của gia đình giảm đi, có quá nhiều phương tiện nghe nhìn và giải trí cá nhân, giá sách nói chung còn cao… Vì vậy, với điều kiện của mình, nhà trường và giáo viên cần thiết có những cách để học sinh thích đọc sách hơn, yêu quý sách hơn, quan tâm đến sách hơn. Trước hết, nhà trường cần tổ chức thư viện thực sự thu hút, hấp dẫn. Hiện một số thư viện trong nhà trường gần như trở thành một nhà kho, không chỉ chứa sách mà còn là nơi để đồ dùng dạy học, các phương tiện, thiết bị khác. Do đó, thư viện phải là nơi đọc sách, với bàn ghế, ánh sáng phù hợp, có số lượng sách tương đối nhiều với nhiều thể loại, được sắp xếp ngăn nắp, khoa học, có người quản lý (để bổ sung sách mới, cho mượn…), được tổ chức quản lý bằng phần mềm (có thể tra cứu từ máy tính), định kỳ được mua thêm những sách mới cần thiết. Lâu lâu có thể vận động học sinh ủng hộ sách, trao đổi sách. Thư viện thực sự trở thành một không gian đọc và học, với không khí thoáng mát, có cây xanh và được trang trí đẹp mắt. Điều đáng tiếc là phần nhiều các trường hiện nay có diện tích khá chật hẹp, cơ sở vật chất bố trí làm phòng học còn thiếu nên các phòng ốc khác bị thu hẹp lại; nhân sự của trường cũng bị “siết chặt” nên có nơi còn được “nửa nhân sự” thủ thư, có nơi thậm chí không còn, nên việc tổ chức hoạt động của thư viện thực sự rất khó khăn.

Nhà trường nên định kỳ tổ chức một số cuộc thi về sách, như thi kể chuyện sách, thi tìm hiểu về sách, thi vẽ tranh về sách… Chẳng hạn, mỗi năm có 2 dịp, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 và Ngày thành lập Đoàn 26-3 (hoặc thành lập Đội), nhà trường nên tổ chức các cuộc thi kể chuyện gương nhà giáo tiêu biểu từ một số cuốn sách nào đó có sẵn trong thư viện, thi tìm hiểu về những tấm gương trẻ tuổi theo một số sách trong thư viện, thi vẽ cảnh đọc sách, thi thiết kế thư viện… Những cuộc thi này là dịp để học sinh đọc sách, tìm hiểu về một số loại sách, về thư viện, nêu ý tưởng về sách… Qua đó, tạo điều kiện để học sinh quan tâm và yêu quý sách hơn. Những hoạt động này nên tổ chức rộng khắp ở các trường, tuyển chọn học sinh thi cấp quận (huyện) để tạo sự lan tỏa lớn hơn.


H
c sinh đc sách ti sân trưng. Ảnh: Yến Hoa

Khi đc sách, cn đc mt cách tp trung, mt hoc chán thì thôi, không nên c gng đc nhưng không vào đưc ch nào, nên có ghi chép hoc làm du đ khi cn trích dn, tra cu thì s thun tin hơn (như dùng bút chì đ đánh du, ghi ra các t giy nh kp vào sách, ghi vào s tay…).

Trong bài giảng, giáo viên nên dẫn ý tưởng, hình ảnh, tư liệu… từ các sách, có nêu nguồn đầy đủ để học sinh tìm hiểu thêm, hoặc gợi ý để học sinh tìm hiểu từ những quyển sách phù hợp. Chẳng hạn, học về thơ mới, nên giới thiệu cho học sinh những nhận định của Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam; học về toán ở THCS và THPT, nên giới thiệu để học sinh tìm một số tác phẩm của Nhà giáo nhân dân Lê Hải Châu như Danh nhân toán học thế giới, Trò chơi toán học lý thú, Tuyển chọn những bài toán hay thế giới… Hay giáo viên môn giáo dục công dân cũng nên gợi ý cho học sinh tìm đọc những sách giáo dục làm người nổi tiếng như Tâm hồn cao thượng, Hạt giống tâm hồn, các sách của Nguyễn Hiến Lê… Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên có những câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh nghĩ đến, có ấn tượng và từ đó chủ động tìm kiếm những sách mà mình quan tâm. Giáo viên môn vật lý có thể hỏi xem ai là người phát minh ra cột thu lôi, để từ đó giới thiệu với học sinh cuốn Chiến thắng thần sét, cuốn sách nói về nhà bác học Benjamin Franklin, đồng thời là người có công lớn trong việc giành độc lập cho nước Mỹ và tham gia xây dựng nước Mỹ vào ngày đầu hình thành. Giáo viên môn sinh học nên hỏi cha đẻ của thuyết tiến hóa là ai, hòn đảo mà ông từng đến để từ đó viết nên cuốn Nguồn gốc muôn loài, tác phẩm có ý nghĩa cách mạng về sự tiến hóa của con người nói riêng và thế giới sinh vật nói chung… Ngoài ra, giáo viên cũng nên định hướng cho học sinh cách chọn sách, đọc sách hiệu quả. Chẳng hạn, để chọn được sách tốt, cần quan tâm đến tác giả, nhà xuất bản, vấn đề sách đề cập, xem mục lục để biết sách được trình bày và tổ chức thế nào, đọc thử vài trang xem có sai chính tả không… Khi đọc sách, cần đọc một cách tập trung, mệt hoặc chán thì thôi, không nên cố gắng đọc nhưng không vào được chữ nào, nên có ghi chép hoặc làm dấu để khi cần trích dẫn, tra cứu thì sẽ thuận tiện hơn (như dùng bút chì để đánh dấu, ghi ra các tờ giấy nhỏ kẹp vào sách, ghi vào sổ tay…). Với từng cuốn sách cụ thể mà giáo viên muốn học sinh đọc thì có thể gợi ý đoạn nào cần đọc kỹ, vì sao cần kỹ, cái hay nằm ở chỗ nào. Ngoài ra, có thể gợi ý có tính công thức cho người đọc sách mà nhiều người đúc kết, là: Tóm tắt nội dung sách bằng 3 câu; nhận xét về điều hay (tâm đắc) bằng 3 câu; phê bình (phê phán) nội dung, hình thức sách bằng 3 câu; nếu có thể bổ sung, thì sẽ bổ sung 3 điều gì… Tức là đọc một cuốn sách để tư duy, để gợi mở cho nhiều điều khác, chứ không phải đọc xong thì thôi!

Bên cạnh đó, trong chương trình giáo dục kỹ năng sống nên có nội dung về hướng dẫn đọc sách sao cho hiệu quả. Bởi trên thực tế, đọc sách có phương pháp sẽ nâng cao được ý nghĩa và hiệu quả, từ đó giúp người đọc trở nên yêu thích đọc sách hơn. Do đó, cùng với những kỹ năng thiết yếu khác, việc đọc sách cũng cần được rèn luyện kỹ năng để học sinh hình thành được thói quen tốt khi đọc sách. Đương nhiên, giáo viên phải thể hiện rõ là người yêu thích đọc sách, có phương pháp đọc phù hợp, thường xuyên đọc sách và có thể truyền cảm hứng đến cho học sinh. Chẳng hạn, đọc một cuốn sách xong, giáo viên có thể tóm tắt và giới thiệu thế nào để học sinh cũng thấy hứng thú, từ đó có thể tìm đọc cuốn sách đó.

Với những gợi mở ở trên, nếu giáo viên và nhà trường có làm được những việc đó thì hẳn sẽ góp phần làm cho học sinh thích đọc sách hơn, đam mê với sách hơn! Từ đó, tạo được nhiều điều khác có ích hơn, thiết thực hơn, có ý nghĩa hơn!

Trúc Giang