Thứ sáu, 21/5/2021, 14h42

Giúp học sinh sớm tiếp cận với hoạt động khởi nghiệp

Chương trình giáo dc ph thông 2018 bc THPT có trng trách đnh hưng ngh nghip cho hc sinh. Trng trách này ngoài th hin qua vic hc sinh đưc la chn các môn hc t chn thì còn đưc tăng cưng đi mi trong nhiu môn hc, đy mnh giáo dc khi nghip cho hc sinh, gn lin giáo dc khi nghip vi đnh hưng ngh nghip.


Hc sinh Trưng THPT Trn Khai Nguyên gii thiu sn phm trong Hi ch khoa hc do trưng t chc

Để đón đầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều trường học trên địa bàn TP.HCM đã có một số cách thức giúp học sinh sớm tiếp cận với hoạt động khởi nghiệp.

Dy hc sinh khi nghip t môn hc

Trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, công nghệ và giáo dục công dân là hai môn học đề cập rõ nhất đến vấn đề khởi nghiệp, giúp trang bị cho học sinh một số kiến thức về vấn đề quản lý tài chính, kinh doanh, Luật Kinh doanh, kinh tế… Thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5) cho hay, bám sát vào kiến thức hai môn học, vấn đề khởi nghiệp được giáo viên mở rộng ra để học sinh nhìn nhận về tình hình kinh tế, hiểu một số khái niệm cơ bản trong tài chính, tiền tệ. Từ các khái niệm, hiểu biết cơ bản về tài chính, kinh doanh trong hai môn học nền tảng này, trở thành tiền đề để giáo viên mạnh dạn đưa khởi nghiệp vào trong nhiều bộ môn, hoạt động giáo dục khác nhau… “Ở một số bộ môn, trong quá trình đổi mới, khởi nghiệp được xem là phương tiện giúp môn học trở nên sinh động, thực tế. Ví dụ, học sinh sẽ thực hiện những sản phẩm liên quan đến kiến thức môn học và bán gây quỹ. Các sản phẩm sẽ có những tiêu chí riêng được đặt ra như sự sáng tạo, mới lạ, tính bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí, giá thành rẻ…, đòi hỏi học sinh phải có sự nghiên cứu, mày mò, phân tích, so sánh để cho ra sản phẩm tối ưu nhất. Chính quá trình đó giúp học sinh hình thành tư duy về khởi nghiệp”, thầy Cường nói.

Không những thế, tại Trường THPT Trần Khai Nguyên, khởi nghiệp còn được đổi mới thông qua sân chơi Hội chợ khoa học. Theo thầy Cường, với cách thức mỗi đề tài là một doanh nghiệp, học sinh phải xây dựng được các “ban bệ” từ marketing, xây dựng thương hiệu…, giúp quảng bá sản phẩm, nhắm vào thị hiếu của người tiêu dùng, xây dựng và phát triển doanh nghiệp. “Thông qua hình thức Hội chợ khoa học, học sinh sẽ thành lập các gian hàng giới thiệu sản phẩm. Không còn là sự bộc phát, tư duy khởi nghiệp bằng cách này được trang bị cho học sinh một cách bài bản. Thậm chí, rất nhiều sản phẩm sáng tạo của học sinh trong hội chợ mang tính ứng dụng cao, có thể nhân rộng trong thực tiễn nếu có kế hoạch bài bản. Như vậy, thông qua các mô hình sản phẩm, tư duy khởi nghiệp ở đây được hiểu là tư duy đổi mới, sáng tạo…”, thầy Cường nhấn mạnh.

Cũng bằng hình thức lồng ghép vào môn học, câu chuyện dạy khởi nghiệp tại Trường THPT Lê Trọng Tấn (Q.Tân Phú) được nhân rộng trong các chuyên đề ngoại khóa, nơi học sinh vừa học kiến thức môn học, vừa “bỏ túi” các kỹ năng. “Mô hình nhà trường hướng đến đó là từ kiến thức bài học, học sinh sẽ thiết kế các sản phẩm, bán trong buổi sinh hoạt chuyên đề, vừa phục vụ môn học, vừa bước đầu hình thành tư duy khởi nghiệp đến học sinh”, thầy Nguyễn Văn Cường (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ. Thầy Cường cho rằng tư duy khởi nghiệp đối với học sinh phổ thông chính là giúp hình thành trong học sinh các ý tưởng về kinh doanh, buôn bán, quản lý và sử dụng đồng tiền một cách có tính toán, có chủ đích thông qua các mô hình, ý tưởng kinh doanh trong môn học.

Khi nghip phi gn lin vi hưng nghip

Ngoài việc đưa vào các hoạt động trải nghiệm trong một số môn học, nội dung giáo dục khởi nghiệp hiện nay cũng được các trường học đẩy mạnh trong hoạt động hướng nghiệp đối với học sinh, hướng học sinh đến lựa chọn các ngã rẽ phù hợp với năng lực, sở thích và đam mê của bản thân, gắn với điều kiện kinh tế, xã hội của thành phố, đất nước. “Giúp học sinh làm quen với mô hình của các doanh nghiệp, tham quan các mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố, hay đưa học sinh đến các làng nghề truyền thống…, các hoạt động vừa mang tính định hướng nghề nghiệp, đổi mới trong giáo dục hướng nghiệp song cũng đặc biệt hướng đến sự phù hợp với học sinh. Khi được tiếp xúc với nhiều ngã rẽ khác nhau (ngoài môi trường ĐH), các em sẽ có những cách nhìn mới mẻ hơn, bao quát hơn về nghề nghiệp để mạnh dạn, tự tin chọn các hướng đi cho riêng mình, ngoài con đường vào ĐH”, thầy Nguyễn Duy Tâm (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) chia sẻ.

“Khởi nghiệp phải gắn liền với hướng nghiệp” được PGS.TS Trần Thị Mai Phương (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) nhấn mạnh khi nói về câu chuyện dạy khởi nghiệp trong trường phổ thông. Theo PGS.TS Mai Phương, vấn đề dạy khởi nghiệp, hướng nghiệp cho học sinh không thể làm theo kiểu nửa vời, theo phong trào mà phải đi vào chiều sâu, tức là giúp học sinh nhìn ra năng lực thực sự của bản thân, giúp phụ huynh thấu hiểu và đồng hành chứ không phải chỉ là giúp học sinh vào được các trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực học tập. “Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, câu chuyện khởi nghiệp, hướng nghiệp được đưa vào trong môn học. Cụ thể, ở lớp 10 sẽ có môn giáo dục kinh tế và pháp luật với riêng biệt những bài dạy học sinh về doanh nghiệp là gì, hộ kinh doanh là gì, hộ sản xuất là gì, để trở thành một doanh nhân thì cần đến tố chất gì, ý tưởng kinh doanh là gì, cơ hội kinh doanh là gì… Môn học cũng được thiết kế với nhiều hoạt động trải nghiệm để không chỉ định hướng nghề nghiệp cho học sinh mà còn trang bị ý tưởng về khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp cho các em theo một lộ trình xuyên suốt, bài bản”, PGS.TS Mai Phương cho biết.

Nhìn từ mục tiêu của chương trình mới và câu chuyện xây dựng “quốc gia khởi nghiệp”, PGS.TS Mai Phương cho rằng câu chuyện dạy khởi nghiệp, hướng nghiệp cho học sinh hiện nay ở các trường phổ thông cần là câu chuyện được thực hiện song song và gắn liền với nhau chứ không thể tách rời. “Điều cốt lõi của vấn đề khởi nghiệp đó là làm sao thay đổi được tư duy cho học sinh, phụ huynh về quan điểm chỉ có vào ĐH, chỉ có học ĐH mới thành công. Đồng thời thay đổi tư duy nhìn nhận một cách khách quan về các ngành nghề trong xã hội, mọi ngành nghề đều có giá trị như nhau, hình thành cho mỗi học sinh tư duy nghĩ đến nghề, đến nghiệp bằng nhiều con đường khác nhau. Để làm được điều này lại phụ thuộc vào cách thức hướng nghiệp của mỗi nhà trường”, PGS.TS Mai Phương nói.

Bài, ảnh: Thành Nam