Thứ năm, 8/12/2022, 10h24

“Gỡ khó” cho giáo viên khi giảng dạy Chương trình GDPT 2018

Giáo viên ng văn các trưng THPT trên đa bàn TP.Th Đc va đưc “g khó” vic thiết kế ging dy chương trình ng văn lp 10 trong Chương trình GDPT 2018 thông qua chuyên đ “Chia s kinh nghim thiết kế kế hoch bài dy ng văn theo Chương trình GDPT 2018” do Trưng THPT Phưc Long (TP.Th Đc) t chc.


Hc sinh cn đưc thy cô h tr rt nhiu kiến thc, giúp các em d dàng tiếp cn hơn đi vi Chương trình GDPT 2018

Cô Nguyễn Thị Hà - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phước Long (TP.Thủ Đức) chia sẻ, năm nay là năm đầu tiên Chương trình GDPT 2018 triển khai ở khối lớp 10 thực tế giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Đối với riêng môn văn, các khó khăn thường đến từ việc thiết kế các hoạt động trong giờ học, giáo viên vẫn ôm đồm quá nhiều dẫn đến thường luôn trong tình trạng “cháy giáo án”, không đủ thời gian khi dạy trên lớp...

Đối với học sinh, ngoài khó khăn thay đổi môi trường học từ THCS sang THPT còn là khó khăn phải ngay lập tức đối diện, thích nghi với thay đổi của chương trình mới mà các em chưa được làm quen từ trước. Đặc biệt là phương pháp học tập phải chuyển từ ghi nhớ, đọc chép sang tư duy...

“Dù được tập huấn, bồi dưỡng nhưng trong quá trình triển khai thực tế, giáo viên vẫn rất cần được chia sẻ, gỡ khó thường xuyên. Việc được trực tiếp trao đổi với tác giả viết sách sẽ giúp thầy cô “gỡ” ra được rất nhiều điều trong việc tổ chức, thiết kế hoạt động dạy học, đổi mới tư duy phương pháp dạy học theo đúng mục tiêu dạy học hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình mới” - cô Nguyễn Thị Hà chia sẻ.

Một điều quan trọng nữa, theo cô Nguyễn Thị Hà đó là việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong chương trình mới không còn đánh giá một cách máy móc theo kiểu kiểm tra khối lượng kiến thức học sinh đã học được như thế nào mà nhằm đánh giá mức độ hiểu, vận dụng của học sinh trước các vấn đề đó trong thực tế, với các ví dụ thực tế như thế nào. “Trong vấn đề kiểm tra, đánh giá nếu bản thân giáo viên không thực sự hiểu sâu, không thực sự nhận thức được vai trò của kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh thì sẽ rất khó để thực hiện đúng theo yêu cầu, thậm chí có thể làm chệch đi mục tiêu của kiểm tra, đánh giá”, Phó Hiệu trưởng này nhấn mạnh.

ThS. Trần Lê Duy - giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tác giả sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo nhận định, đối với Chương trình GDPT 2018, giáo viên cần đặt ra câu hỏi là sau bài học ngày hôm nay học sinh làm được gì chứ không phải là ghi nhớ những kiến thức gì... Chương trình mới dạy học phát triển năng lực không kiểm tra kiến thức theo kiểu thuộc lòng, kiến thức thuần túy mà đề cập đến các vấn đề mức độ tư duy.

“Việc sử dụng văn bản, ngữ liệu mới khi kiểm tra đánh giá học sinh ở môn ngữ văn là nhằm triệt tiêu kiểu học thuộc, học vẹt của học sinh theo kiểu học văn mẫu đối với một tác phẩm nào đó. Văn bản mới nhưng kỹ năng đọc của học sinh là cũ, là kỹ năng học sinh đã được trang bị, điều này cũng sẽ tránh tình trạng giáo viên ra đề theo cảm hứng” - ThS. Trần Lê Duy chia sẻ.

Thầy Lê Duy Tân - giáo viên Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh) nhận định, hiện nay việc đứng lớp giảng dạy môn ngữ văn trong Chương trình GDPT 2018 bậc THPT đã rất khác so với trước đây. Thay vì đi sâu vào hướng phân tích tác phẩm, giáo viên phải giúp học sinh nắm được kỹ năng, lý thuyết, từ đó làm cơ sở để thực hành, áp dụng khi gặp các dạng bài tập tương tự.

“Phần lý thuyết chính là tri thức ngữ văn trong sách giáo khoa chứ không phải là các đơn vị tác phẩm, văn bản để học sinh tập trung vào ghi nhớ máy móc tác giả, tác phẩm, phân tích tác giả tác phẩm như trước đây. Khi thực hiện tốt được điều này, sẽ khắc phục được tình trạng học sinh học tủ, học vẹt, phù hợp với việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo chương trình mới khi đề ra các tác phẩm nằm hoàn toàn ngoài sách giáo khoa” - thầy Tân chia sẻ.

Do vậy, giáo viên này nhấn mạnh, song song với phương pháp giảng dạy thì việc ra đề kiểm tra cũng rất quan trọng, nghiên cứu mức độ phân hóa phù hợp với năng lực học sinh. Trong đó đặc biệt cần sự lắng nghe, chia sẻ từ tổ trưởng chuyên môn cùng đưa ra đề phù hợp nhất.

ThS. Trần Lê Duy gợi ý, để tránh tình trạng “cháy giáo án” khi thiết kế dạy trên lớp, giáo viên có thể kết hợp giao bài tập về nhà, ở lớp. Trong đó, giao bài theo nhóm, giao kèm theo các hướng dẫn và không đòi hỏi kết quả hoàn hảo của học sinh. Đồng thời, giáo viên có thể tận dụng sự tích hợp của chương trình để tăng thêm thời gian trên lớp. Giảng viên này cũng lưu ý, với việc dạy học theo mục tiêu phát triển năng lực học sinh thì qua mỗi hoạt động khi thiết kế giảng dạy, giáo viên cần xác định được mục tiêu cần đạt thì mới tránh có các hoạt động dư thừa. Nhiệm vụ đưa ra cho học sinh phải vừa sức qua các câu hỏi bổ trợ, phiếu học tập...

Đặc biệt, giảng viên này nhấn mạnh, khi giảng dạy trong chương trình mới, thầy cô cần phải thay đổi tư duy, quan điểm “tiết học phải 10 phân vẹn 10”. Để học sinh lớp 9 lên lớp 10 giải quyết được các vấn đề của Chương trình GDPT 2018 thì học sinh cần được thầy cô hỗ trợ rất nhiều kiến thức, giúp các em dễ dàng tiếp cận hơn đối với chương trình. Dù vậy, học trò có 2 quyền, đó là quyền làm sai và quyền không biết làm. Thầy cô cần phải buông lý tưởng “giờ dạy lý tưởng” để trả giờ dạy về thực tế, chấp nhận sự không hoàn hảo của học sinh, thậm chí chấp nhận việc học sinh chỉ hiểu 50-60% kiến thức.

Đ Giang Quân