Thứ bảy, 15/2/2020, 21h16

Gỡ khó cho tuyển sinh nghề

Không th ph nhn công tác tuyn sinh cũng như kết qu đào to ca h thng giáo dc ngh nghip (GDNN) Vit Nam nhng năm gn đây có nhiu tín hiu tích cc, song vn còn nhng hn chế nht đnh.

Sinh viên Trưng CĐ Lý T Trng TP.HCM thc hành ngh công ngh k thut ô tô

Tính đến cuối năm 2019, TP.HCM có 567 cơ sở GDNN (52 trường CĐ; 65 trường TC; 86 trung tâm GDNN và 364 cơ sở khác có hoạt động GDNN), tuy nhiên số cơ sở GDNN tuyển sinh đạt hiệu quả và tỷ lệ người học ra trường có việc làm thì không nhiều.

Ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng GDNN, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đánh giá, nhìn tổng thể công tác tuyển sinh GDNN những năm gần đây là đạt và vượt chỉ tiêu nhưng chưa đồng đều giữa các trường. Thêm nữa, tuyển sinh ở các trình độ chưa đạt yêu cầu, cụ thể năm 2019, tuyển sinh ở 18 khối ngành, nghề đào tạo là 509.550 người; trong đó trình độ CĐ chỉ 34.738 người; TC: 22.042 người, trong khi sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng chiếm đến 452.770 người.

Tuyển mới là vậy, song tỷ lệ tốt nghiệp lại rất thấp. Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, năm 2019 chỉ có 247.366/ 509.550 học sinh, sinh viên tốt nghiệp, tức chỉ khoảng 50% - trong đó bậc CĐ là 17.031 sinh viên; bậc TC: 9.992 học sinh; trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng là 220.343 học viên. Đại diện các doanh nghiệp sử dụng lao động cũng phân tích, tuyển sinh cao nhưng tốt nghiệp thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động qua đào tạo, như vậy công tác dự báo nhân lực để đào tạo cũng bằng… không.

Ông Nguyn Văn Lâm (Phó Giám đc S LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết trong năm 2019, TP có 67 trưng thc hin t đánh giá cht lưng, trong đó có 31 trưng CĐ (21 trưng công lp, 10 trưng tư thc) và 36 trưng TC (17 trưng công lp, 19 trưng tư thc).

Giải thích về kết quả tuyển sinh GDNN còn hạn chế, cán bộ tuyển sinh của một trường TC nhìn nhận: “Không ít người học chọn học nghề là do… cùng đường, chấp nhận “gửi” mình ở một môi trường nào đó chờ cơ hội để thay đổi dẫn đến tình trạng rơi rụng người học sau một học kỳ, hoặc năm thứ nhất là rất lớn; có năm con số này lên đến 35%. Tâm lý coi trọng bằng cấp và chưa thấy tầm quan trọng của GDNN dẫn đến công tác hướng nghiệp, phân luồng sau trung học tại một số quận/huyện chưa như mong muốn”.

Ông Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách khoa TP.HCM) cho rằng các trường công lẫn trường tư làm rất tốt công tác dự báo nhu cầu nhân lực, cam kết đầu ra… đã tạo được uy tín đối với phụ huynh và người học. Tuy nhiên, để thu hút người học, trước hết phải bắt đầu từ đầu tư cơ sở vật chất. Thực tế, hiện vẫn còn không ít trường cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị đào tạo lạc hậu, đi sau doanh nghiệp khá xa. Tương tự, ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức) cũng bày tỏ lo ngại một số đơn vị còn bị động, tổ chức tuyển sinh, đào tạo những gì trường có chứ không đào tạo những gì doanh nghiệp cần. Theo ông Cường, bên cạnh các trường chủ động đầu tư trang thiết bị, liên kết với doanh nghiệp để tận dụng lợi thế máy móc hiện đại thì cũng rất cần nguồn hỗ trợ từ Nhà nước theo dự án.

Trước thực trạng đến mùa lại… kêu, ông Đặng Minh Sự yêu cầu các trường phải đổi mới hình thức tuyên truyền để giới thiệu ngành, nghề thế mạnh của từng trường. Đặc biệt là thông tin về hình thức tuyển sinh, các chính sách đối với người học. Nói về giải pháp gỡ khó cho công tác tuyển sinh GDNN trong thời gian tới của cơ quan quản lý Nhà nước, ông Sự cho biết sẽ tiếp tục tổ chức đánh giá công tác tự đánh giá tại các trường công lập. Theo đó, các trường được lựa chọn thành trường chất lượng cao, trường có nghề trọng điểm phải hoàn thành kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. Đồng thời tập trung kiểm định chất lượng ở những nghề được xác định là nghề tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, khuyến khích các đơn vị lựa chọn, áp dụng chuẩn đánh giá của các tổ chức có uy tín trên thế giới… Ngoài ra, ông Sự cũng cho biết, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đang tập trung nhiệm vụ đào tạo 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu và 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu, đảm bảo tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo của TP đến cuối năm 2020 đạt 86%. Đây cũng là mục tiêu để đáp ứng nguồn nhân lực giai đoạn 2020-2025 của TP.HCM.

T.Anh