Thứ bảy, 11/1/2020, 19h35

Hai thế hệ chung niềm đam mê

Hin nay, dù công ngh thông tin phát trin, nhiu loi hình gii trí ra đi nhưng “sc mnh” ca âm nhc dân tc vn trưng tn, không gì có th thay thế đưc. Bi đó chính là hn ct ca quê hương, là nơi mà ngưi già, ngưi tr không có ranh gii v tui tác có th ngi ngang hàng vi nhau cùng hát hò, hòa tu nhc c dân tc.

Cô Lương Th Nga hc đàn tranh vi các em nh ti Cung Văn hóa Lao đng TP.HCM

Cu bé “đàn tranh”

Trong một lần dự chương trình giao lưu âm nhạc dân tộc với học sinh Trường THCS Đồng Khởi tại Cung Văn hóa Lao động TP.HCM, cậu bé Lữ Triển Phong (6 tuổi, học sinh Trường Quốc tế Tây Úc) đã để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với thầy cô, anh chị đam mê âm nhạc. Nhìn Phong độc tấu bản nhạc thiếu nhi bằng đàn tranh, thỉnh thoảng vang lên vài tiếng trống cơm với khuôn mặt dễ thương khiến ai cũng trầm trồ khen ngợi. Cô Phạm Thị Thu Hà (bà ngoại Phong) cho biết: “Phong có đam mê âm nhạc từ nhỏ. Mới 2 tuổi, Phong đã hát được karaoke đúng theo nhịp điệu, lớn hơn một chút, cháu thích đi đến những nơi có người ca hát rồi lẩm nhẩm hát theo”.

Trong một lần tình cờ, thấy móng đàn tranh lạ, Phong gắn vào tay chơi thử thì thích thú. Thấy Phong có năng khiếu với đàn tranh, gia đình tạo điều kiện cho em đi học, chỉ trong một thời gian ngắn, Phong đã nắm được những kiến thức cơ bản và độc tấu nhiều bài hát thiếu nhi làm bạn bè rất ngưỡng mộ. Với Phong, được tiếp xúc với nhạc cụ là sở thích của em, qua đó giúp em vừa thể hiện đam mê, vừa có được niềm vui với thầy cô, bạn bè sau những giờ học.

Ngoài năng khiếu đàn tranh, Phong còn đánh được trống cơm với giai điệu vui tươi, nhí nhảnh như chính tâm hồn trong sáng của em. “Âm thanh của loại trống này rất hay, mỗi lần đánh lên, em cảm thấy rất vui vẻ, thú vị… ” - Phong cho biết.

Không chỉ biết nhạc cụ truyền thống, Phong còn có tài lẻ với lĩnh vực truyền hình khi tham gia nhiều bộ phim dành cho thiếu nhi như: Bảo mẫu siêu quậy, Nắng 3, Lôi báu… “Trong các phim em thích đóng vai hiền lành, biết giúp đỡ mọi người như chính con người của em” -  Phong nói.

Không chỉ vậy, cậu bé đa tài còn xuất hiện trong các game show về kiến thức: Nhanh như chớp nhí, Con nhà người ta, Bản lĩnh nhóc tì, Mẹ là số 1, Thứ năm vui nhộn… “Nhờ đó giúp cháu tự tin, mạnh dạn và mở rộng tư duy hơn” - bà ngoại Phong cho biết.

Có thể nói trong thời đại hội nhập, nhiều cha mẹ mong muốn con tiếp xúc với công nghệ thông tin, học kỹ năng cần thiết để theo kịp thời đại nhưng vẫn không quên cho con tiếp cận với nét văn hóa cổ truyền của dân tộc, tham gia những trò chơi bổ ích, phù hợp với lứa tuổi. Đó cũng là cách để các em có được tuổi thơ trọn vẹn, lanh lợi, hoạt bát, đồng thời biết ơn và quý trọng và có ý thức bảo tồn truyền thống quê hương.

“Cô Nga chăm ch

Đối lập với Phong là hình ảnh của cô Lương Thị Nga (69 tuổi, ngụ quận Tân Bình) có 5 năm chạy xe máy hàng chục cây số học đàn tranh với các em nhỏ tại Cung Văn hóa Lao động TP.HCM. Chính vì sự chịu khó, chăm chỉ nên cô được các bé gọi là “cô Nga chăm chỉ”.

Cô Nga cho biết, từ thời trẻ, cô đã rất đam mê đàn tranh, tuy nhiên vì cuộc sống, cô đành gác lại ước mơ của mình để toàn tâm toàn ý lo cho gia đình và các con. Khi tuổi xế chiều, con cái lớn khôn, dựng vợ gả chồng, có công ăn việc làm ổn định, cô mới thực hiện đam mê của mình. Cách đây 5 năm, cô tình cờ biết đến lớp học đàn tranh tại Cung Văn hóa Lao động TP.HCM và trở thành học viên của lớp học này cho đến bây giờ. Với cô Nga, mỗi khi được mặc áo dài, đưa tay gảy từng phím đàn, âm thanh của tiếng đàn vang xa khiến cô có cảm giác như trở lại thời con gái, tràn đầy năng lượng, lạc quan, đó cũng là cách để cô “lấy” lại tuổi thanh xuân của mình. “Tôi thích đàn những bài hát xưa, nhạc dân ca, cải lương… bởi từ nhỏ mình đã được nghe nên nó gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc hơn những bài mới, hiện đại” - cô Nga bộc bạch.

Bé Phong đang đc tu đàn tranh và trng cơm

Thấy được niềm vui với nhạc cụ, cô Nga giới thiệu cho đứa cháu ngoại vào học cùng, thế là cứ mỗi thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, trên chiếc xe máy, hai bà cháu chở nhau đến lớp học và giao lưu nhạc cụ dân tộc, bất kể ngày đó trời nắng hay mưa, cô cũng đều có mặt đủ buổi. Trong lớp cô Nga là người lớn tuổi nhất nhưng lại cần cù và rất chịu khó, bởi với cô, đây là lúc để mình phát huy năng khiếu nghệ thuật, đồng thời thanh lọc tâm hồn, giúp cuộc sống trở nên thú vị, vui tươi hơn khi cùng các bạn nhỏ giao lưu, tương tác. “Những ngày không đến lớp, tôi tự chơi đàn ở nhà, các con, cháu thấy mẹ và bà vui nên cũng vui theo, mọi người đều ủng hộ tôi đi học nên tôi không có gì phải e ngại hay mắc cỡ mỗi khi đến lớp” - cô Nga vui vẻ nói.

Có thể nói trong tâm hồn mỗi con người đều có tình yêu âm nhạc, nhưng vì cuộc sống bận rộn, hối hả, một số người không có thời gian để thưởng thức. Tuy nhiên, cũng có những người dám nghĩ dám làm đã “đánh thức” tiềm năng cũng như tình yêu âm nhạc trong trái tim mình, để đem đến cho bản thân một đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú và sâu sắc hơn, làm cho mùa xuân càng thêm rực rỡ.

Bài, ảnh: H Trinh