Thứ ba, 14/1/2020, 20h38

Hạn chế rủi ro trong GD ngoài nhà trường

Nm trong kế hoch GD toàn din HS, các hot đng tri nghim ngoài nhà trưng đưc nhiu cơ s GD đy mnh trin khai. Đ đt hiu qu v mc tiêu GD cũng như tính an toàn cho HS trong các hot đng này thì phi có s phi hp cht ch gia gia đình, nhà trưng và đc bit là tăng cưng GD k năng sng cho HS…

Hc sinh Trưng THPT Bùi Th Xuân trong chuyến hc tp tri nghim ti mt trưng ĐH

Phi mang tính GD, an toàn

HS khối 11 Trường THPT Bùi Thị Xuân vừa có chuyến tham quan, trải nghiệm “một ngày vòng quanh TP” tại những địa điểm văn hóa, du lịch tiêu biểu của TP.HCM để học lịch sử, địa lý và giáo dục công dân. Đây chỉ là một trong nhiều hoạt động GD ngoài nhà trường được Trường THPT Bùi Thị Xuân tổ chức xuyên suốt năm học.

Thầy Nguyễn Hùng Khương - Phó Hiệu trưởng nhà trường - cho hay, các hoạt động GD ngoài nhà trường chính là cơ sở để củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng, GD đạo đức, lối sống cho HS. Mở ra cơ hội để HS giao tiếp, gắn kết tình cảm bạn bè, thầy cô. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là hoạt động này được tổ chức một cách tùy tiện, đại trà. Tất cả các hoạt động đều phải mang mục tiêu GD, gắn với GD và đặc biệt là phải có tính an toàn. Điều này trước hết thể hiện ở việc lựa chọn địa điểm triển khai.

“Cũng là cho HS tham quan ngoại khóa ở Đà Lạt nhưng mỗi đơn vị trường học sẽ có những cách thức tổ chức tour riêng, cho HS tham quan trải nghiệm ở những địa điểm khác nhau, sao cho phù hợp với đối tượng HS nhà trường, mục tiêu GD của trường, độ an toàn cao. Ví dụ, có trường sẽ tổ chức cho HS đốt lửa trại, có trường lại tổ chức đêm nhạc, ngay cả cách thiết kế trò chơi tập thể cũng khác nhau...”, thầy Khương chia sẻ.

Tại Trường THCS-THPT Hồng Đức (Q.Tân Phú), các hoạt động học tập ngoài nhà trường lại được xem như “phần thưởng” cho HS trong quá trình học tập, rèn luyện. Hàng tháng, HS khi đạt kết quả rèn luyện tốt được “thưởng” vé xem phim. Các chuyến đi xa như Đà Lạt, Vũng Tàu được nhà trường “gom” lại tổ chức trong dịp hè cho HS các khối lớp có kết quả học tập, rèn luyện cao.

“Các chuyến đi không đơn thuần chỉ là tham quan, trải nghiệm mà đã gắn với mục tiêu GD, trở thành niềm tự hào, động lực để HS rèn luyện, phấn đấu trong suốt quá trình học tập”, thầy Hoàng Gia Thành - Phó Hiệu trưởng nhà trường  cho biết.

Không những thế, theo thầy Thành, những chuyến đi trải nghiệm còn trang bị cho HS thêm kiến thức bổ ích khi các em được khám phá những kiến thức mới, vùng đất mới cùng thầy cô, bạn bè, phát triển kỹ năng qua các hoạt động. Khác với các chuyến đi cùng gia đình, những trải nghiệm với bạn bè, thầy cô sẽ là hành trang vô giá để các em biết trân trọng hơn tình cảm bạn bè, thầy trò. Đó cũng là một cách góp phần xây dựng nên môi trường học tập thân thiện, tích cực, xây dựng nên những tình bạn đẹp, hạn chế bạo lực học đường.

Tại Trường THPT Nguyễn Du, các hoạt động GD trải nghiệm là một phần không thể thiếu. Thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng nhà trường - bày tỏ: “GD hiện nay không phải là GD chay, suông mà phải gắn liền với thực tế. Bằng hình thức học tập trải nghiệm, HS được kết nối với cuộc sống, đưa kiến thức môn học vào cuộc sống, hiểu về văn hóa, lịch sử, địa lý. Hơn hết, đây là cách GD trực quan hiệu quả nhất đến HS về tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc”.

Tăng cưng k năng sng cho HS

Khẳng định GD trải nghiệm cũng là cách để mỗi nhà trường tiếp cận với chương trình GD mới, thầy Phú cho hay, để hoạt động này được an toàn và thành công thì HS cần được trang bị kỹ năng sống để “ứng phó” với những tình huống “bên ngoài nhà trường”. Theo đó, trong mỗi chuyến đi, nhà trường luôn đưa ra những nội quy riêng, đi tiền trạm trước để dự báo, lường trước rủi ro có thể xảy ra. Song song đó, HS luôn được trang bị các kỹ năng cần thiết đối với những địa điểm đến. Điều này vẫn chưa đủ, mỗi HS cần phải đủ linh hoạt và có kỹ năng đối với rủi ro trong cuộc sống.

“GD kỹ năng sống cho HS cần phải được đẩy mạnh toàn diện, không phải là lồng ghép trong buổi hai, đại trà dưới sân trường. Khi HS được trang bị toàn diện, thường xuyên kỹ năng sống cũng là cách để các em tránh những rủi ro trong các hoạt động”, thầy Phú nhấn mạnh.

Thầy Đào Phi Trường - Hiệu trưởng Trường THPT Long Trường - nhìn nhận, bên cạnh mục tiêu GD thì tính an toàn phải được đặt lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ở đây, an toàn không chỉ ở điểm đến mà tính an toàn còn thể hiện ở phương tiện di chuyển, địa điểm ăn uống trải nghiệm. Đặc biệt, các trường nhất thiết phải mua bảo hiểm cho HS đối với những chuyến đi xa, đồng thời mỗi chuyến đi phải có nhân viên y tế đi theo. Các trường cũng cần có phương án ứng phó với những rắc rối có thể xảy ra trong chuyến đi. Nhất là phải có sự đồng hành, chia sẻ của phụ huynh trong các chuyến trải nghiệm, ngoại khóa, tránh trường hợp khi có rủi ro xảy ra đổ lỗi hết cho nhà trường.

Cô Nguyễn Thụy Ái - Hiệu trưởng Trưởng THCS Lữ Gia, Q.11 - cho rằng, các hoạt động GD ngoài nhà trường luôn đi cùng với những rủi ro. Dù chọn địa điểm an toàn như thế nào, tổ chức các hoạt động phù hợp ra sao thì mỗi địa điểm đều có nguy cơ. Để hạn chế thấp nhất rủi ro, nhà trường phải sinh hoạt thật kỹ cho HS về những kỹ năng, những quy định riêng trước mỗi chuyến đi. Thế nhưng, các kỹ năng sống này không phải đợi đến hẹn mới trang bị cho HS mà phải được hình thành, đẩy mạnh cho các em trong suốt quá trình GD, ở từng bộ môn, từng hoạt động GD...

Bài, ảnh: Nam Đnh