Thứ sáu, 3/12/2021, 11h04

Hàng hóa Tết: Sẽ không có chuyện khan hiếm và tăng giá

Còn hơn 2 tháng na là đến Tết Nguyên Đán Nhâm Dn 2022, nên nhiu ngưi lo ngi tết năm nay lương thc, thc phm s khan hiếm và đt đ. Bi trưc đó nhiu doanh nghip (DN), trong đó có không ít DN thuc lĩnh vc lương thc phm phi tm ngưng sn xut đ phòng chng dch bnh Covid-19. Đ phc v nhu cu ca ngưi tiêu dùng trong dp Tết, ngăn chn tình trng khan hàng, thi đim này các DN lương thc, thc phm đang tăng tc sn xut. Đây cũng là cơ hi đ các DN gưng dy và phc hi…


Bên cnh cung ng hóa cho giai đon hin nay, các doanh nghip cũng đang tăng tc chun b ngun hàng cho cao đim Tết

Hàng hóa đ, giá không tăng

Đây là cam kết của các DN trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng lương thực, thực phẩm trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Là DN tham gia bình ổn thị trường, chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19, nhưng với quyết tâm cao, sau khi TP mở cửa, Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) bước ngay vào phục hồi sản xuất kinh doanh để cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng, nhất là cao điểm Tết.

Ông Nguyễn Ngọc Anh - Tổng Giám đốc Công ty Vissan - cho biết: “Công ty chuẩn bị nguồn hàng bằng với năm rồi để sản xuất, kể cả thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến. Công ty cam kết cung ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ trong dịp Tết Nguyên Đán cho bà con”.

Ông Anh thông tin thêm, sau ngày 1-10, Công ty Vissan đã phục hồi 100% lực lượng lao động. Đồng thời đã tăng thêm khoảng 300 lao động tập trung sản xuất hàng hóa Tết, ưu tiên các mặt hàng có hạn sử dụng dài ngày. Dự phòng tình huống nhu cầu tiêu dùng tăng cao, Vissan còn dự trữ hàng hóa cao hơn dự báo khoảng 20%. Cùng với đó, nhằm kích cầu tiêu dùng, công ty sẽ có những chương trình khuyến mại tùy theo từng giai đoạn.

“Dự kiến Tết Nguyên Đán năm nay sẽ có các chương trình tri ân khách hàng như giảm giá, hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp trong những ngày cận Tết và giảm giá sâu đối với thực phẩm tươi sống”, ông Anh nói.

Cũng theo ông Anh, trong 3 tháng thực hiện sản xuất theo quy định “3 tại chỗ”, công ty đã tốn nhiều chi phí cho xét nghiệm và gánh cả chi phí đầu vào tăng cao. Cũng có những giai đoạn đứt gãy sản xuất vì thiếu hụt nguồn lao động. Ở thời điểm hiện tại, các DN nói chung, Vissan nói riêng vẫn chịu chi phí đầu vào cao, bao gồm phí xăng dầu, vận chuyển, phí đứt gãy các chuỗi cung ứng trên thế giới.

“Mặc dù ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nhưng chúng tôi cam kết các mặt hàng sẽ không biến động về giá. Tuy mục tiêu kinh doanh của DN là lợi nhuận, song DN cũng phải chia sẻ với cộng đồng trong những lúc khó khăn như hiện nay chứ không thể bất chấp”, ông Anh khẳng định.

Tham gia thị trường cung ứng thực phẩm theo mô hình khép kín từ trang trại đến bàn ăn, Công ty TNHH San Hà cũng gặp nhiều khó khăn bởi dịch Covid-19 làm đứt gãy nhân lực và tốn nhiều chi phí duy trì hoạt động. Tuy nhiên sau khi TP mở cửa, công ty đã bắt tay ngay vào khôi phục sản xuất hàng hóa, trong đó có sự chuẩn bị hàng cho dịp Tết Nguyên đán. Bà Phạm Thị Ngọc Hà - Giám đốc Công ty TNHH San Hà - cho hay: “Làm trong ngành thực phẩm phải có sự chuẩn bị chu đáo nguyên liệu sản xuất ngay từ đầu. San Hà cung ứng thực phẩm theo mô hình khép kín nên mọi thứ đã có sự chuẩn bị từ trước. Có những phân khúc phải chuẩn bị trước cả năm, đến hôm nay chỉ cần làm lại cho chu đáo là được”.

Mỗi ngày San Hà cung ứng ra thị trường từ 150-200 tấn hàng nhưng hiện nay giảm từ 25-30% cho tất cả các mặt hàng. Bà Hà chia sẻ, công ty có khoảng 2.000 người lao động tại TP.HCM và tỉnh Long An nhưng vẫn đang “khát” người lao động vì một số người về quê chưa quay lại làm việc được.

“Đại dịch đi qua đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu để DN nhìn lại, cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững, phù hợp trong điều kiện an toàn, phòng chống dịch Covid-19, tạo đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo”, bà Hà nói.

Kết ni TP.HCM vi các tnh

Đây là hoạt động xúc tiến thương mại mà ngành công thương TP.HCM đã và đang triển khai thực hiện để theo dõi sát cân đối cung - cầu hàng hóa, kiểm tra công tác tạo nguồn hàng, tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình bình ổn thị trường năm 2021 và dịp Tết Nguyên Đán 2022.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công thương TP.HCM - cho biết: “Cuối năm là mùa mua sắm, tốc độ gia tăng khoảng 20% so với giai đoạn bình thường. Chúng tôi đã lên kế hoạch làm việc với các tỉnh, thành khác để chuẩn bị nguồn hàng, thực hiện hội nghị kết nối cung cầu giữa các bên để rà soát nguồn hàng cũng như đánh giá nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết sắp tới, qua đó có sự chuẩn bị. TP cũng đã vận động DN khối sản xuất lương thực thực phẩm quay trở lại sản xuất, đến nay 100% DN thuộc Hội Lương thực Thực phẩm TP đã quay trở lại”.


Tết Nguyên Đán Nhâm Dn 2022, ngưi dân không phi lo lng hàng hóa khăn hiếm, tăng giá

Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh, thành nằm trong Chương trình khuyến mại tập trung 2021, diễn ra từ ngày 2 đến ngày 5-12 tại Nhà thi đấu Phú Thọ (Q.11). Dự kiến sẽ thu hút khoảng 40 tỉnh, thành tham gia. Cùng với đó là chương trình khuyến mại tập trung, diễn ra từ ngày 21 đến 26-12 cũng tại Nhà thi đấu Phú Thọ, có quy mô khoảng 450 gian hàng, tập trung các mặt hàng tiêu dùng, nông thủy sản, chăn nuôi, đặc sản vùng miền… Theo đánh giá của các DN, chương trình này là cơ hội để các DN bán các đơn hàng lớn gặp khó khăn trong giai đoạn dịch vừa qua, cũng như giúp người tiêu dùng tiếp cận được những nguồn hàng với giá cả hợp lý.

Cùng với các hoạt động kích cầu tiêu dùng, kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa, ngành công thương TP còn chủ động hướng dẫn triển khai bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch tại các DN; hỗ trợ DN phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện an toàn. Đồng thời, tham mưu xây dựng, trình UBND TP triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ DN; trong đó có chính sách hỗ trợ nguồn vốn, lãi suất vay vốn để DN thu mua, dự trữ nguồn nguyên liệu, nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu nhằm triển khai kế hoạch bình ổn thị trường…

Nguyn Trinh