Thứ bảy, 15/5/2021, 10h14

Hệ dự bị ĐH: Những khó khăn cần tháo gỡ

Trưng d b đi hc (DBĐH) là trưng chuyên bit nhm thc hin chính sách dân tc ca Đng và Nhà nưc, là gii pháp cn thiết đ to ngun cán b ngưi dân tc thiu s.


Hc sinh Trưng THPT Nguyn Du (Q.10, TP.HCM) np h sơ đăng ký d thi tt nghip THPT năm 2021 (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Toàn quốc hiện có 4 trường DBĐH (Trường DBĐH dân tộc Trung ương, Trường DBĐH dân tộc Sầm Sơn, Trường DBĐH dân tộc Trung ương Nha Trang và Trường DBĐH TP.HCM); 1 trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ GD-ĐT có hệ DBĐH dân tộc (Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc); 3 khoa DBĐH dân tộc thuộc các trường: ĐH Tây Nguyên, ĐH Cần Thơ và ĐH Trà Vinh, với tổng số lượng đào tạo khoảng 5.000 học sinh/năm. Từ năm học 2020-2021, Học viện Dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc cũng tham gia tuyển sinh hệ DBĐH với số lượng 35 học sinh/năm.

Được thành lập từ những năm 70 của thế kỷ trước, trải qua ngót nửa thế kỷ, các trường DBĐH với một bề dày thành tích đã đào tạo, bồi dưỡng hàng trăm ngàn học sinh, cung cấp nguồn sinh viên cho các trường ĐH, tạo nguồn đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số cho đất nước. Trong giai đoạn vừa qua, các trường DBĐH đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đạt được nhiều thành tích rất đáng tự hào. Song trước biến chuyển của thực tế nhu cầu xã hội, các trường DBĐH đang bước sang một giai đoạn mới. Thực trạng các trường DBĐH bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần phải nhìn nhận một cách thấu đáo.

Tuyn sinh gim sút nghiêm trng

Vấn đề đầu tiên cần phải quan tâm là tình trạng tuyển sinh đầu vào bị giảm sút nghiêm trọng. Mặc dù học sinh của các trường DBĐH được hưởng rất nhiều ưu đãi như: Học bổng bằng 80% mức lương tối thiểu chung/học sinh/tháng; được miễn học phí; được hỗ trợ tiền tàu, xe nghỉ hè hoặc nghỉ Tết; được trang cấp học phẩm, học cụ; bao cấp tiền điện, nước, bảo hiểm y tế… Tuy nhiên, các trường DBĐH hiện gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh. Hiện nay, 3/4 trường DBĐH không tuyển đủ chỉ tiêu, trong đó có những trường liên tục nhiều năm chỉ tuyển chưa được 50% số lượng học sinh như chỉ tiêu Bộ GD-ĐT ấn định. Trong nhiều nguyên nhân, thì nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ đã và đang có nhiều đổi mới. Các trường ĐH sử dụng mọi hình thức để tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí có trường còn lấy điểm chuẩn thấp hơn cả điểm chuẩn của hệ DBĐH. Do đó, học sinh có rất nhiều cơ hội đỗ thẳng vào trường ĐH, mà không cần phải qua thời gian học hệ DBĐH. Cạnh đó, hiện nay công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp ngày càng phát triển, sự phân luồng học sinh rất rõ ràng. Nhiều học sinh đã có ý thức lựa chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp THPT, đã chọn cho mình con đường học nghề để phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội. Quan niệm “vào ĐH là con đường nghề nghiệp duy nhất” đã không còn phù hợp ở cả bây giờ và thời gian tới. Hơn nữa, bản thân các trường CĐ nghề cũng đã tuyển sinh cả hệ THPT, nghĩa là sau khi học các trường này ra trường, người học vừa có bằng nghề, vừa có bằng tốt nghiệp THPT. Do đó, nhu cầu của học sinh đối với hệ DBĐH đang ngày càng giảm sút trầm trọng, các em không còn mặn mà học hệ DBĐH như giai đoạn trước, do chịu ảnh hưởng về sự thay đổi ý thức định hướng nghề nghiệp, sự thay đổi trong thị trường lao động “cần thợ hơn cần thầy” đang ngày càng được khẳng định.

Những nguyên nhân trên đã khiến 3/4 trường DBĐH trên cả nước không tuyển đủ chỉ tiêu được giao hàng năm, trừ Trường DBĐH dân tộc Trung ương. Mặc dù các trường đã hết sức cố gắng, mạnh mẽ đổi mới trong khâu tăng cường phổ biến thông tin tuyển sinh; tổ chức nhiều đoàn công tác tiếp cận các trường THPT ở khắp các tỉnh để tư vấn tuyển sinh đến từng học sinh, nhưng tình hình xem ra cũng chưa có dấu hiệu gì khả quan hơn.

Lãng phí ngun nhân lc bc cao

Vấn nạn của việc các trường DBĐH không tuyển đủ số lượng học sinh theo chỉ tiêu là không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số thông qua hệ DBĐH, mà còn dẫn đến tình trạng lãng phí đội ngũ giáo viên của các trường. Trừ Trường DBĐH dân tộc Trung ương - đơn vị duy nhất trong các trường DBĐH tuyển sinh đủ chỉ tiêu Bộ GD-ĐT giao hằng năm nên giáo viên có đủ lớp dạy, các trường còn lại đang gặp khó khăn trong công tác bố trí, sắp xếp việc làm cho đội ngũ giáo viên. Từ chỗ tuyển sinh không đạt chỉ tiêu, số lớp học từ vài chục lớp mỗi năm, nay chỉ còn tồn tại 7-8 lớp, dẫn đến số giờ thực dạy của giáo viên cũng giảm xuống một cách đáng lo ngại; hầu hết giáo viên trong trường đều không có lớp dạy để dạy đủ định mức theo quy định. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, định mức mỗi giáo viên là 12 tiết/tuần, tuy nhiên thực trạng hiện nay có giáo viên chỉ dạy 2-3 tiết/tuần (chưa được 1/4 định mức). Do đó, số giáo viên dư thừa nhiều, có trường thừa đến 3/4 số lượng giáo viên hiện hữu. Nhà trường đã bố trí các giáo viên trên đi “trực trường”, thực chất là có mặt cho đủ giờ để tính tiết, chứ không có việc gì làm, không có hiệu quả. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên các trường hầu hết đều có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, có tâm huyết, giàu kinh nghiệm lại rơi vào cảnh thiếu việc làm, không có học sinh để giảng dạy, lãng phí nguồn nhân lực bậc cao hết sức đáng tiếc.

Cn nhng gii pháp tháo g

Ngày 24-8-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1292/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT”. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021-2023, sẽ chuyển các trường DBĐH từ Bộ GD-ĐT về trực thuộc Ủy ban Dân tộc, nhằm tạo điều kiện cho các trường thực hiện tốt hơn chức năng trường chuyên biệt trong GD-ĐT, là bước chuẩn bị cho việc thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Hiện tại đang trên lộ trình chuyển giao các trường DBĐH từ Bộ GD-ĐT về Ủy ban Dân tộc quản lý, đồng thời cũng là bước đầu của quá trình tái cơ cấu các trường DBĐH trong giai đoạn 2021-2023. Do đó, các cấp hữu quan cần nhìn nhận thực trạng khó khăn của các trường DBĐH để đề ra những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu cả trước mắt và lâu dài, nhằm góp phần tháo gỡ, thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực GD-ĐT, nhất là việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi thông qua hệ DBĐH.

Để hệ đào tạo DBĐH tiếp tục phát huy hiệu quả, bên cạnh việc tháo gỡ các bất cập, khắc phục các khó khăn hiện hữu, Ủy ban Dân tộc cần đề ra cơ chế, chính sách tái cơ cấu phù hợp cả trước mắt và lâu dài, nhằm tạo ra “cú hích” cần thiết với một lực đẩy đủ lớn giúp cho hệ DBĐH nói chung, các trường DBĐH nói riêng tiếp tục đi lên. Cạnh đó, bản thân mỗi giáo viên cần quan tâm đến tình hình nhà trường, có những góp ý, tham mưu, hiến kế thiết thực; đồng thời, mỗi trường cũng phải tự thân vận động tự tìm ra những cách thức đổi mới riêng của mình để tồn tại và phát triển.

Đ Thành Dương