Thứ sáu, 21/1/2022, 16h19

“Hẻm đỏ” thời… bình thường mới

Nhng gia đình trong các con hm nh TP.HCM không may mt đi ngưi thân trong đt dch Covid-19 ln th 4 đang tng ngày vưt qua mt mát, đau thương đ tr li cuc sng bình thưng bng tinh thn tích cc. Không còn lo lng, hoang mang, h đu có nim tin dch bnh s sm kết thúc, cuc sng ri s bình an…


Sau khi thành ph m ca, bà Năm (hm 20 đưng Đoàn Văn Bơ, P.9, Q.4) đã quay li vi công vic trưc đây - bán bánh cun

Bi thương ngày y…

Trong thời gian cao điểm của đợt dịch thứ 4, hẻm 55 (đường Thành Mỹ, P.8, Q.Tân Bình) là “hẻm đỏ” của Tân Bình vì có rất nhiều người nhiễm và người mất vì Covid-19.

Chị Phùng Thị Yến - có chồng mất vì Covid - kể lại, nhà có 5 người (2 vợ chồng và 3 đứa con) đều dương tính SARS-CoV-2 vào đầu tháng 9. Chồng chị không vượt qua được. Thời điểm đó, hẻm 55 là vùng đỏ của P.8, dây giăng kín. Hầu hết các gia đình đều có F0. Cách nhà chị vài bước chân có 2 vợ chồng đều dương tính và người chồng mất. Đối diện có 2 vợ chồng ở trọ thì một người chết.

“Những người mất đều mắc bệnh chỉ vài ngày nên ai cũng xót xa. Chồng tôi, 8 ngày sau khi anh mất ở bệnh viện, tôi đã được nhận tro cốt. Có thể do anh có bệnh nền, chưa dám tiêm vắc-xin nên không vượt qua. Nhưng anh vào viện một mình, đột ngột ra đi một mình, trở về lặng lẽ khiến tôi rất đau lòng”, chị Yến xúc động.

Dù vậy, chị Yến cũng thừa nhận bản thân còn nhiều may mắn. Lúc bấy giờ, bà con ai cũng quan tâm hỏi thăm, động viên qua điện thoại dù nhà nhà đóng cửa. Cùng với đó là sự quan tâm, hỗ trợ từ chính quyền, mặt trận đoàn thể phường, mạnh thường quân giúp 4 mẹ con chị có thêm động lực vượt qua khó khăn.

Cách nhà chị Yến khoảng 100m là gia đình Nguyễn Hùng Phúc. Hồi đầu tháng 8 vừa qua, dịch bệnh Covid đã cướp đi người má thân yêu của em. Ở thời điểm đỉnh dịch, gia đình Phúc thực hiện test nhanh cộng đồng thì 3 người dương tính. Sau đó lần lượt cả nhà 6 người - gồm Phúc, 2 anh trai, ba, má và ông ngoại - cùng mắc. Xung quanh hầu như gia đình nào cũng có F0, trong số đó có một số người không qua khỏi.

P.9 cũng từng là vùng đỏ của Q.4. Đợt dịch vừa qua, toàn phường có hơn 120 người qua đời, tập trung nhiều ở các hẻm thuộc đường Đoàn Văn Bơ. Trong đó hẻm 20 đường Đoàn Văn Bơ có hơn 80 hộ dân sinh sống. Nhà san sát, chủ yếu là người lao động. Theo chị Bảy (người dân sống ở đây), đại dịch đến, nhà nào cũng có F0, cướp đi hơn 20 người, có gia đình 2, 3 cùng mất. Ngay đầu hẻm, có gia đình 3 người dương tính thì cả 3 đều mất. Gần đó có gia đình 2 người lớn tuổi, người chồng mất trong bệnh viện dã chiến được ít ngày thì người vợ ở nhà cũng mất. Trong nhà chị cũng có người anh họ không qua khỏi.


Ch By (hm 20 đưng Đoàn Văn Bơ, P.9, Q.4) chng các gói hàng chun b giao cho khách

“Hôm phát hiện là F0, ổng vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn xách ba lô vào bệnh viện dã chiến. Nào ngờ… Sau gần 1 tháng điều trị thì y tế phường báo về ổng đã ra đi”, chị Bảy nhớ lại.

Chị Phan Thị Thủy Ngọc (hẻm 214 đường Nguyễn Trãi, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1) cũng cho biết, đợt cao điểm hẻm 214 có hàng chục người mất, nhà nào cũng có F0. Đợt đó, nhà chị Ngọc có 6 người đều dương tính phải vào các bệnh viện cách ly điều trị. Hai mẹ con chị được đưa vào Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch nhưng mẹ chị đã không qua khỏi…

Sống ở đây từ nhỏ, trong đợt dịch vừa qua, bà Năm - bán bánh cuốn ở đầu hẻm 20 đường Đoàn Văn Bơ (Q.4) - đã nhiều lần phải nghe tin bạn của mình mất vì Covid-19. Nhắc lại, bà Năm vẫn không khỏi xúc động: “Lúc trước, ngày nào mấy ông, bà cũng ra mua bánh cuốn ủng hộ tôi, bây giờ có vài người không đến nữa. Họ lặng lẽ ra đi, không người thân bên cạnh, rất tội nghiệp. Dù đã lớn tuổi nhưng chưa bao giờ tôi chứng kiến tình cảnh khủng khiếp đến vậy”.

Ni đau nào ri cũng s qua

Chị Ngọc (Q.1) chia sẻ: “Không như hồi cuối tháng 7 đến tháng 9 - dọc hẻm vắng lặng, chỉ có nhân viên y tế xuống đưa F0 đi cách ly điều trị, hiện nay bà con đã ra ngoài gặp gỡ trò chuyện, tập thể dục, còn thanh niên thì đi làm, buôn bán. Mẹ tôi đã mất được 5 tháng, gia đình cũng nguôi ngoai nỗi buồn. Tôi và các con đều đã đi làm. Ai cũng xác định phải sống chung với dịch, nhưng có điều mình nên thực hiện tốt 5K để bảo vệ sức khỏe. Tôi tin dịch bệnh cũng sẽ qua, trả lại cuộc sống bình yên cho nhà nhà”.

Hiện tại chị Ngọc tiếp tục bán bánh tráng dạo, công việc chị gắn bó từ hơn 10 năm trước. Đều đặn 3 giờ chiều mỗi ngày, chị đẩy xe bánh ra khu chung cư gần nhà để bán. Thu nhập giảm nhiều nhưng bán đều đặn chị cũng có đồng ra đồng vào. 

Cũng như chị Ngọc, ngay đầu tháng 10, chị Bảy (Q.4) đã quay lại công việc giao hàng như trước đây. Mỗi ngày chị đều cảm nhận được sức sống mới ở con hẻm đã từng có rất nhiều người chết vì Covid-19. Chị Bảy nói: “Giờ đây, không còn sợ hãi, lo lắng, người dân trong hẻm đã thích ứng với cuộc sống bình thường mới dù TP vẫn ghi nhận các ca nhiễm mỗi ngày”.

Với chị Bảy, sự thay đổi rõ nhất sau đại dịch là hàng xóm khắng khít hơn, ai cũng sống cởi mở, nhu hòa. Nhớ lại thời điểm tháng 7, tháng 8 toàn hẻm giăng dây phong tỏa, việc mua đồ ăn, nhu yếu phẩm trở nên khó khăn. Song, nhiều nhà được người thân nơi khác tiếp tế liền đem chia sẻ cho nhau từ bó rau, củ cải, trái bắp, bịch bánh…

“Giờ đầu hẻm đến cuối hẻm, ai cũng biết nhau, đều trở nên thân quen. Mọi nhà đều đề cao ý thức phòng chống dịch bệnh. Ai cũng tự giác thực hiện tốt 5K để bảo vệ bản thân, gia đình, hàng xóm”, chị Bảy nói.


Nguyn Hùng Phúc (hm 55 đưng Thành M, P.8, Q.Tân Bình) làm vic online ti nhà

Bà Năm cũng bán bánh cuốn trở lại. So với lúc trước, khách ít hơn nhưng được gặp gỡ người này, người kia, bà thấy khuây khỏa, thoải mái hơn và thấy cuộc đời đẹp hơn...

Sau khi chồng mất, chị Yến (Q.Tân Bình) trở thành trụ cột trong gia đình, một nách 3 con. “Tôi đã quay lại công việc ngay khi TP mở cửa. Làm tạp vụ, lương không cao nhưng có công việc, có thu nhập để lo cho các con ăn học. Với tôi như vậy cũng là may mắn rồi”, chị Yến nói.

Phúc cũng vậy, hết giãn cách, em vừa làm việc online tại nhà vừa bán tạp hóa - “gia tài” má em để lại. Phúc cho hay, ba và anh hai chạy Grab, anh trai kế làm dân quân nên thu nhập không đáng bao nhiêu. Nhà còn có ông ngoại lớn tuổi, nên ngoài công việc chính, Phúc tranh thủ trông coi thêm sạp tạp hóa để tăng nguồn thu.

Tháng 7, tháng 8, tháng 9 năm 2021 là thời điểm đau thương nhất, khó quên nhất đối với hàng triệu người dân TP.HCM. Thời khắc ấy, dịch bệnh Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của gần 20 ngàn người dân TP. Đến bây giờ dịch bệnh vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mọi người lo sợ và nhốt mình trong nhà. Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Những con hẻm từng phải chứng kiến nhiều người ra đi và không thể trở về vì Covid đang dần quay lại với cuộc sống như trước khi đại dịch xuất hiện…

Minh Phương