Thứ ba, 26/5/2020, 20h03

Hỗ trợ học sinh thi đánh giá năng lực

Mùa tuyn sinh 2020 chng kiến s “lên ngôi” ca k thi đánh giá năng lc do ĐHQG TP.HCM t chc khi sng các trưng ĐH, CĐ s dng đim k thi này làm phương thc xét tuyn gia tăng, s thí sinh đăng ký tham gia thi cũng tăng...

Hc sinh lp 12 ti TP.HCM trao đi thông tin ngành ngh vi chuyên gia trong mt chương trình tư vn tuyn sinh do Báo Giáo dục TP.HCM t chc

Trước những thay đổi đó, nhiều trường THPT tại TP.HCM đã xây dựng chương trình ôn tập riêng cho học sinh lớp 12 theo khung nội dung của kỳ thi đánh giá năng lực này song song với ôn tập thi tốt nghiệp THPT.

T chc thi th ti trưng

Theo thống kê, Trường THPT Phạm Phú Thứ (Q.6) có gần 100% học sinh lớp 12 đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020 của ĐHQG TP.HCM. Tuy nhiên, có rất ít học sinh hiểu đúng về kỳ thi này. Thầy Nguyễn Đức Hiền (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, đa phần học sinh nghĩ rằng đánh giá năng lực là “cái gì đó rất cao siêu, kiến thức đòi hỏi rất rộng lớn”. Khi không hiểu đúng về kỳ thi mà chỉ đăng ký để tăng thêm cơ hội trúng tuyển vào ĐH, CĐ thì vô tình chính các em lại tự tạo thêm áp lực cho mình. “Đánh giá năng lực là kỳ thi kiểm tra kiến thức tổng quát của học sinh, từ kiến thức chương trình THPT đến kiến thức xã hội. Do đó, để học sinh làm quen, chuẩn bị sẵn tâm thế, nhà trường giao cho các tổ trưởng chuyên môn xây dựng ngân hàng đề cương câu hỏi ở từng môn dựa theo đề thi mẫu của ĐHQG TP.HCM để hướng dẫn các em ôn tập trong quá trình giảng dạy”, thầy Hiền cho biết. Từ ngân hàng đề cương câu hỏi này, Trường THPT Phạm Phú Thứ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực thử cho học sinh lớp 12 của trường. “Từ cấu trúc bài thi, thời gian đến cách thức tổ chức thi diễn ra y hệt như kỳ thi thật. Qua cách làm này, nhà trường hy vọng học sinh sẽ bớt áp lực với kỳ thi, làm quen với cách thức thi…, từ đó có lộ trình ôn tập phù hợp, tự tin hơn để tăng thêm cơ hội vào ĐH, CĐ”, thầy Hiền bày tỏ.

Tương tự, trong kế hoạch giảng dạy và ôn tập cho 612 học sinh lớp 12 tại thời điểm này, Trường THPT Trưng Vương (Q.1) cũng đã lưu ý giáo viên các bộ môn toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa… chủ động lồng ghép kiến thức theo cấu trúc kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM đến học sinh trong quá trình giảng dạy. “Trước những biến động của mùa tuyển sinh 2020 thì tính ổn định của kỳ thi đánh giá năng lực được coi là một cánh cửa đa năng giúp học sinh đạt được nguyện vọng vào các trường ĐH, CĐ khác nhau. Vì vậy, khi nhà trường chủ động ôn tập cho học sinh cũng là cách hướng nghiệp, giúp các em giảm bớt áp lực trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn trường”, cô Lê Tường Quyên (Phó Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Theo cô Quyên, do năm nay ĐHQG TP.HCM chỉ tổ chức 1 đợt thi thay vì nhiều đợt như năm trước nên học sinh của trường đăng ký tham gia kỳ thi này sẽ tăng. Tới đây nhà trường sẽ sắp xếp những buổi hướng nghiệp riêng biệt nhằm giúp học sinh lớp 12 hiểu rõ hơn về kỳ thi này, đồng thời có thể sẽ tổ chức kỳ thi thử để các em làm quen, ổn định tâm lý.

Xây dng kênh ôn tp trc tuyến

Không chỉ hỗ trợ ôn tập trên lớp, lồng ghép trong từng môn học, một số trường THPT còn tận dụng mạng xã hội, linh động xây dựng mạng lưới ôn tập trực tuyến cho học sinh về kỳ thi đánh giá năng lực. Cụ thể, tại Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5), từ cuối tháng 4 nhà trường đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ học sinh lớp 12 tham gia kỳ thi đánh giá năng lực, trong đó bao gồm nhiều nội dung như cung cấp danh sách các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi này làm phương thức xét tuyển, chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức này... Ngoài kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM, kế hoạch còn hỗ trợ học sinh ôn tập các kiến thức, chủ đề theo cấu trúc đề thi riêng của một số trường ĐH khác. “Thông qua hình thức xây dựng kênh thông tin với mô hình là một nhóm học tập, nhà trường lập group Facebook kênh hỗ trợ học sinh thi đánh giá năng lực 2020. Trên đó, học sinh được cung cấp thông tin, kiến thức về kỳ thi và tương tác với giáo viên qua việc hỏi, đáp. Nhà trường cũng giao cho giáo viên phụ trách từng môn hỗ trợ nghiên cứu ma trận đề thi, xây dựng ngân hàng đề thi trong môn mình phụ trách, từ đó xây dựng các chuyên đề ôn tập trên lớp, trên group…”, thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng nhà trường) thông tin.

Ở kênh hỗ trợ học sinh thi đánh giá năng lực, Trường THPT Trần Khai Nguyên phân thành nhiều chủ đề như thông tin chung về kỳ thi, phương thức xét tuyển, trường xét tuyển, các chủ đề học tập, chuyên đề kiến thức bám sát cấu trúc đề thi… nhằm cung cấp kịp thời đến học sinh. Hàng tuần vào những khung giờ cụ thể, các chuyên đề ôn tập, nội dung tự luyện được giáo viên phụ trách đưa lên; lịch thi thử diễn ra vào 7 giờ tối các ngày thứ bảy. “Đa dạng nhiều kiến thức, từ tiếng Việt, tiếng Anh, toán, lý, hóa, sinh cho đến logic và phân tích số liệu, lịch sử chính trị xã hội, qua tương tác trực tuyến, giáo viên và học sinh đều có thể chủ động ôn tập kiến thức mà không ảnh hưởng đến chương trình giảng dạy chính khóa của nhà trường”, thầy Cường nói.

Trong khi đó, nhằm đồng hành với học sinh lớp 12 vượt qua mùa tuyển sinh nhiều biến động, các giáo viên toán, lý, hóa, văn, sinh, sử, địa… của Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh) đã mở khóa học “Chinh phục kỳ thi đánh giá năng lực” cho học sinh trong trường. Khóa học gồm 7 tuần với hình thức ôn tập trực tuyến qua group Facebook kết hợp học trực tiếp trên lớp. Ngoài kiến thức chuyên sâu trong từng bộ môn, các buổi học còn trang bị cho học sinh kỹ năng làm bài và cả tâm lý ổn định để bước vào phòng thi. “Ở môn toán của tôi, không chỉ là kiến thức toán hàn lâm, các em còn được dạy kiến thức về toán logic, toán xử lý số liệu cùng những kỹ năng, chiến lược làm các bài toán nhanh gọn, chính xác theo đúng cấu trúc, ma trận của đề thi đánh giá năng lực. Cuối khóa học, tôi sẽ tổ chức thi thử để đánh giá cụ thể trình độ của học sinh. Các em cũng sẽ được cung cấp những bộ đề thi đánh giá năng lực do giáo viên bộ môn biên soạn”, thầy Trần Quốc Tú (giáo viên toán Trường THPT Gia Định) cho biết.

Bài, ảnh: Yến Hoa