Thứ năm, 6/2/2020, 21h20

Học giữa mùa… dịch

Gia lúc trưng hc “đóng ca” đ phòng chng dch viêm đưng hô hp cp do chng mi ca virus corona (nCoV) gây ra, nhiu lp hc trc tuyến vn “sáng đèn”, thy trò tương tác qua không gian mng.

Hc sinh tương tác vi giáo viên  lp hc trc tuyến môn ng văn do thy Võ Kim Bo và cô Nguyn Th Hin hưng dn

Các lớp học trực tuyến được giáo viên thiết kế nhằm giúp học sinh tự học một cách dễ dàng tại nhà trong thời gian nghỉ học để phòng tránh nCoV. Các bài dạy trực tuyến, kiểm tra trực tuyến, giải đáp trực tuyến được cập nhật thường xuyên. Hơn lúc nào hết, công nghệ đã giúp những tiết học trong mùa dịch trở nên thú vị mà vẫn chất lượng.

Mới đây, đoạn video dài gần 20 phút hướng dẫn về kỹ năng tự học và bài giảng trong môn ngữ văn lớp 9 được thầy Võ Kim Bảo và cô Nguyễn Thị Hiền (giáo viên Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) đưa lên Youtube khiến cho các em học sinh lớp 9 trong trường thích thú. Mở đầu bài giảng trực tuyến là những lưu ý dành cho học sinh về cách đeo khẩu trang đúng cách, cách bảo vệ bản thân trong mùa dịch. Kế đó là lời nhắc nhở học sinh tận dụng khoảng thời gian nghỉ để ôn tập kỹ lại 4 tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa; Làng; Chiếc lược ngà và Những ngôi sao xa xôi để làm bài kiểm tra 1 tiết trong tuần tới. “Để ôn tập hiệu quả, các em lưu ý đọc thật kỹ tác phẩm, ôn lại các phương pháp, chú ý lý thuyết, nghệ thuật, dẫn chứng tiêu biểu để đưa vào bài, như thế mới có thể đạt điểm cao”, thầy Bảo nói.

Trọng tâm của video là hướng dẫn học sinh cách tự học bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”. Ngoài giới thiệu về tác giả, cấu trúc bố cục của văn bản, phân tích văn bản, những lưu ý chính cho học sinh…, giáo viên còn đưa đến các em những bài luyện tập nhẹ nhàng. “Có gì thắc mắc, các em hãy gửi tin nhắn cho thầy cô. Qua bài học, thầy cô mong các em cố gắng rèn giũa trau dồi bản thân, xây dựng một nhân cách tốt để luôn tự hào là người Việt Nam. Dù có cúm các em cũng đừng sợ hãi nhé, thầy cô luôn đồng hành cùng các em!”, cô Hiền nhắn nhủ khi kết thúc bài giảng.

Nhim v môn hc đưc cô Nguyn Trn Thúy Anh giao cho hc sinh qua group lp

Chia sẻ về lớp học trực tuyến trên, thầy Bảo cho hay, video nhằm hỗ trợ học sinh tự học bài trong tuần được nghỉ, củng cố lại kiến thức để các em không bị “hẫng nhịp” khi đi học trở lại, đặc biệt với học sinh lớp 9. Không chỉ đăng trên mạng, video còn được đăng trên trang web trường. “Ngoài hình thức này, tôi còn kết nối với học sinh qua group bộ môn và group chủ nhiệm, chia sẻ thường xuyên với phụ huynh lớp tôi chủ nhiệm. Nếu cần thiết, tôi sẽ thực hiện những đoạn live stream giải đáp thắc mắc cho học sinh”, thầy Bảo cho biết.

Theo thầy Bảo, CNTT đã giúp giáo viên xóa bỏ rào cản của lớp học truyền thống để xây dựng những lớp học trực tuyến thú vị và hiệu quả. “Ngay từ đầu năm học, tôi đã yêu cầu học sinh cung cấp email cho mình. Đồng thời thực hiện giao bài cho học sinh qua email, kết nối những bài giảng trực tuyến qua mạng xã hội như Facebook, Zalo. Để thực hiện hiệu quả những lớp học trực tuyến, giáo viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, phải có sự chuẩn mực, đúng giờ, nhất là yêu cầu học sinh có sự tương tác như lớp học truyền thống”, thầy Bảo nhấn mạnh.

Tương tự, trong group môn sử của lớp 9/6 Trường THCS Ba Đình (Q.5) vừa xuất hiện một đoạn nhắn: “Nhiệm vụ: 1/ Xem đoạn clip bài giảng, ghi nhận lại những nội dung chính; 2/ Sau khi xem xong clip, làm bài tập và gửi cho cô Thúy Anh. Thời gian 1 tuần từ ngày 4-2 đến ngày 11-2”. Đi kèm với lời nhắn là video bài giảng và đường link bài tập về phần kiến thức phong trào cách mạng 1930-1945. Không chỉ ở lớp 9/6, đây cũng là lời nhắn mà toàn thể học sinh lớp 9 của trường nhận được từ cô Nguyễn Trần Thúy Anh (giáo viên môn lịch sử Trường THCS Ba Đình). Những yêu cầu trên cũng là nhiệm vụ bộ môn được cô Thúy Anh giao cho học sinh lớp 8 trong thời gian nghỉ học phòng chống dịch, chỉ khác là video bài giảng và đường link bài tập nằm trong chương trình Lịch sử 8, bài “Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc”. Các đoạn video bài giảng còn được cô Thúy Anh đưa lên Youtube.

Nhing dng lp hc trc tuyến min phí cho giáo viên

Theo đó, nền tảng học và thi trực tuyến 789.vn vừa thông báo tài trợ miễn phí cho giáo viên THPT trên toàn quốc mở lớp học online trên nền tảng này. Lớp học duy trì ở sĩ số 30 học sinh, sử dụng gói full chức năng cho đến hết năm học 2019-2020. Cụ thể, lớp học online đảm bảo đầy đủ các chức năng như một lớp học truyền thống, gồm: tạo nhanh đề thi, trộn đề thi tự động, chuyển đề online vào lớp học cho học sinh làm bài, chấm điểm tự động, xem báo cáo phân tích thống kê và báo cáo cho phụ huynh qua email. “Qua nền tảng 789.vn, giáo viên từng bộ môn sẽ tạo lớp học trực tuyến, duyệt học sinh vào lớp. Giáo viên chủ động tạo đề bài bằng cách tự đưa đề của mình lên hoặc sử dụng đề của 789.vn, chuyển đề vào lớp, cài đặt thời gian làm bài cho học sinh. Học sinh làm bài tại nhà trên máy tính, laptop hoặc điện thoại, rồi nộp bài. Sau đó xem điểm, xem đáp án, xem hướng dẫn cách giải. Giáo viên cũng nắm được kết quả học tập của từng học sinh, qua phân tích thống kê phổ điểm sẽ biết điểm yếu - mạnh của từng học sinh, theo từng phần trong chương trình”, ông Huỳnh Quốc Thắng (Giám đốc nền tảng 789.vn) phân tích. Tương tự, nền tảng giảng dạy trực tuyến Cohota.com cũng tặng khoảng 1.000 tài khoản miễn phí cho giáo viên triển khai  lớp học trực tuyến. Theo đó, các lớp học này cho phép người dạy phân phối nội dung học tập; tổ chức quản lý học tập theo nhóm; tạo và quản lý ngân hàng đề, câu hỏi; soạn thảo các công thức; kết hợp các kho học liệu mở trên thế giới; tích hợp với ứng dụng OneNote; quản lý bảng điểm. Đặc biệt là tương tác đồng thời với cả học sinh và phụ huynh… “Trước hết, chúng tôi sẽ tổ chức một buổi hội thảo trực tuyến hướng dẫn giáo viên sử dụng nền tảng Cohota.com trong giảng dạy trực tuyến. Với những giáo viên không thể tham gia hội thảo, chúng tôi sẽ gửi bản ghi hình đến thầy cô qua email”, ông Thái Chương (đại diện Cohota.com) cho biết.

L.Quân

Theo cô Thúy Anh, phần bài giảng trực tuyến và bài tập được thực hiện nhằm giúp học sinh dù ở nhà vẫn có thể học được bài mới một cách cụ thể, để khi đi học lại, giáo viên chỉ cần củng cố qua kiến thức. “Sử dụng ứng dụng Google From, học sinh sẽ làm bài tập chuyển qua cho giáo viên kiểm tra, chấm điểm cộng. Với học sinh không sử dụng Facebook, tôi sẽ liên hệ trực tiếp đến giáo viên chủ nhiệm, nhờ thầy cô nhắc nhở học sinh chủ động lên Youtube để thực hiện bài học”, cô Thúy Anh cho biết. Song song đó, lịch giải đáp thắc mắc cho học sinh cũng được cô Thúy Anh công khai trên Facebook cá nhân. Theo đó, vào các ngày thứ năm và thứ bảy trong tuần, từ 3 giờ chiều đến 7 giờ 30 tối, ở những khung giờ riêng của từng lớp, cô sẽ giải đáp cho học sinh qua hình thức gọi trên Facebook. “Yêu cầu này buộc học sinh phải tương tác. Dù là lớp học trực tuyến nhưng khi giáo viên có sự cương quyết thì học sinh cũng phải nghiêm túc. Hơn lúc nào hết, lớp học trực tuyến không chỉ giúp việc học vẫn diễn ra dù trong thời gian nghỉ để không ảnh hưởng quá nhiều đến tâm lý học sinh mà còn giúp kết nối giáo viên với học sinh, phụ huynh mọi lúc. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao cần có sự đồng hành, giám sát của phụ huynh, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học”, cô Thúy Anh chia sẻ.

Bài, ảnh: Đ.Yến