Thứ bảy, 12/10/2019, 20h01

Học ngành Đông phương học ra làm gì?

ThS. Nguyn Tho Chi (Phó phòng Truyn thông và Quan h doanh nghip Trưng ĐH KHXH-NV, ĐHQG TP.HCM) gii đáp các câu hi ca hc sinh Trưng THPT Gò Vp

Trong chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 do Báo Giáo dục TP.HCM tổ chức tại  Trường THPT Gò Vấp (Q.Gò Vấp) mới đây, nhiều học sinh muốn biết thông tin về ngành báo chí và truyền thông đa phương tiện. Đề cập đến ngành học này, ThS. Nguyễn Thảo Chi (Phó phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH KHXH-NV, ĐHQG TP.HCM) phân tích: Từ trước năm 2019, báo chí và truyền thông là một ngành. Tuy nhiên, từ năm 2019, Trường ĐH KHXH-NV mở thêm chuyên ngành nữa là truyền thông đa phương tiện (nằm trong ngành báo chí và truyền thông). Ngành này có điểm chuẩn cao và chỉ sử dụng 2 phương thức xét tuyển, đó là dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và kỳ thi đánh giá năng lực. Tùy vào khả năng, học sinh có thể xét tuyển tại những ngôi trường khác vì mỗi trường có cách xét tuyển khác nhau, như vậy sẽ dễ trúng tuyển hơn.

Tương tự, giải đáp băn khoăn của em Nguyễn Thị Phương Thảo (lớp 12A8) về cơ hội của ngành Đông phương học trong thời hội nhập, ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương (Phó Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết: Muốn theo học ngành này, các em phải có tính hướng ngoại, luôn chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, văn hóa, đặc tính về kinh tế - xã hội - chính trị của các quốc gia. Nếu học tốt, sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm nhà ngoại giao, nhà văn hóa, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu địa lý, lịch sử… Theo ThS. Phương, ở Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, ngành Đông phương học có 3 chuyên ngành là Trung Quốc học, Nhật Bản học và Hàn Quốc học. Muốn học một ngành nhưng làm được nhiều nghề, các em có thể học thêm ngôn ngữ khác để bổ trợ.

H Trinh