Thứ ba, 25/2/2020, 20h32

Học nghề ngắn hạn để tự tạo việc làm

Hc ngh trình đ sơ cp (t 3 đến 6 tháng) và đào to nghi 3 tháng đang đưc nhiu ngưi la chn. Theo các cơ s giáo dc ngh nghip (GDNN), phn ln đi tưng này đến t các qun vùng ven và huyn ngoi thành.

Lp đào to ngh ngn hn ti Trưng TC ngh K thut - Công ngh Hùng Vương

Đi hc ngh đ… làm ch

Sau một thời gian dài làm công nhân xí nghiệp giày da, chị Nguyễn Thị Ngọc Lâm (31 tuổi, ngụ Q.6) quyết định đi học nghề may thời trang tại Trường TC Lê Thị Riêng. Chị Lâm chia sẻ, làm công nhân lương chỉ đủ trang trải cuộc sống, phải đi học nghề để tự mở cửa hàng cắt may. Tương tự, anh Nguyễn Hoàng Phát (ngụ huyện Bình Chánh) đăng ký học nghề tiện tại Trường TC nghề Kỹ thuật - Công nghệ Hùng Vương để có tay nghề bài bản, học hỏi kiến thức nhằm tiếp quản cơ sở gia công cơ khí truyền thống của gia đình. “Đã có chút kinh nghiệm về máy móc trong thời gian phụ việc cho cơ sở gia công của gia đình nên khi đi học, tôi tiếp thu kiến thức khá nhanh, dù tuổi đã xấp xỉ 40”, anh Phát cho biết.

Được biết, học phí cho một khóa học nghề sơ cấp khá dễ chịu, dao động từ khoảng 300 ngàn đồng đến 4,5 triệu đồng phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Học phí thấp, giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình, mở lớp thường xuyên, chỉ cần bằng tốt nghiệp THCS… là lý do thu hút học viên đăng ký. Hiệu trưởng một trường CĐ tại TP.HCM cho hay, thực tế có không ít trường CĐ-TC nghề “sống được” nhờ vào số người học nghề ngắn hạn. Có trường tuyển sinh lên đến 2.000 người/năm, nhưng trong số này có hơn 50% đăng ký học sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 3 tháng.

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, số lượng tuyển sinh các trình độ ở 18 khối ngành, nghề trong năm 2019 tại thành phố là 509.550 người so với chỉ tiêu 461.000; trong đó, trình độ CĐ tuyển được 34.738 người; TC: 22.042 người; trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng là 452.770 người. So với năm 2018, số tuyển sinh năm 2019 tăng 5,56%, trong đó tăng mạnh ở trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng (tăng 11,29%), riêng trình độ CĐ giảm đến 25,89%; TC: giảm 24%. Điều này cho thấy học nghề ngắn hạn đã được nhiều người lựa chọn. Được biết, năm 2018, TP.HCM tuyển sinh được 482.699 người (trong đó CĐ: 46.782 người; TC: 29.091 người; trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 406.826 người). Ông Nguyễn Đắc Hiển (Trưởng phòng Đào tạo Trường TC nghề Kỹ thuật - Công nghệ Hùng Vương) cho biết trong số các nghề đào tạo ngắn hạn tại trường, học viên theo học nhiều nhất là các nghề sửa chữa xe gắn máy, điện tử, nữ công gia chánh, thiết kế thời trang, sửa chữa điện thoại di động… Ông Hà Xây (Phó Hiệu trưởng Trường TC nghề Quang Trung) thông tin, học sơ cấp các nghề sửa chữa máy vi tính phần cứng, sửa chữa bảo trì máy lạnh và điều hòa nhiệt độ, lắp đặt điện nội thất, lắp đặt điện cơ sở sản xuất… với học phí không quá 3 triệu đồng/khóa. Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ hoặc có thể tự tạo việc làm.

Đào to ngh cho lao đng nông thôn

Đại diện Trường TC Nông nghiệp TP.HCM cho biết những năm gần đây, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thành phố quan tâm. Theo đó, các nghề ngắn hạn phù hợp với đặc thù từng địa phương như kỹ thuật trồng hoa lan, kỹ thuật trồng rau an toàn… được nhiều người theo học. Tương tự, đáp ứng nhu cầu học nghề tự tạo việc làm của lao động nông thôn, Trường TC nghề Củ Chi mở khóa đào tạo ngắn hạn các nghề liên quan đến nuôi trồng công nghệ cao…

“Trong năm 2019, TP.HCM đã có 27 cơ s GDNN (bao gm các trưng CĐ-TC, trung tâm GDNN-GDTX) đưc các qun/huyn đt hàng, giao nhim v đào to ngh cho lao đng nông thôn, phù hp vi nhu cu, kh năng ca ngưi lao đng”, ông Nguyn Văn Lâm (Phó Giám đc S LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết.

Theo kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn TP.HCM, năm 2020 đào tạo nghề cho 6.415 lao động (2.048 người học nghề nông nghiệp và 3.547 người học nghề phi nông nghiệp, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề đạt 85% trở lên), gồm: Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho 5.595 lao động nông thôn, người khuyết tật, người nghèo gắn với nhu cầu việc làm và tuyển dụng của doanh nghiệp; đào tạo trình độ TC-CĐ cho 820 lao động nông thôn do các cơ sở GDNN tuyển sinh, tổ chức đào tạo theo quy định. Từ kế hoạch này, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) lưu ý các cơ sở GDNN: Đối với các ngành nghề nông nghiệp cần xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; xây dựng kế hoạch đào tạo nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; đào tạo theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững gắn với phát triển du lịch… Riêng các ngành nghề phi nông nghiệp, gắn đào tạo với quy hoạch phát triển của địa phương. Đào tạo các nghề để phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tạo theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề; đào tạo lao động nông thôn làm việc tại các khu chế xuất - khu công nghiệp. Ưu tiên đào tạo nghề thuộc 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu, 9 nhóm ngành dịch vụ và 8 lĩnh vực dịch chuyển tự do trong khối ASEAN.

Ông Lâm cho biết thêm, trong năm 2019, TP.HCM đã có 27 cơ sở GDNN (bao gồm các trường CĐ-TC, trung tâm GDNN-GDTX) được các quận/huyện đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phù hợp với nhu cầu, khả năng của người lao động.

T.Anh