Thứ bảy, 23/11/2019, 21h26

Học sinh khổ vì tài liệu học tập!

Tài liu hc tp là cn thiết nếu đưc s dng đúng cách. Nhưng nếu b lm dng, s dng tràn lan, có “lưng” mà  không có “cht” như hin nay s đem đến nhiu h ly cho hc sinh…

Theo tác gi, tác hi ca vic lm dng tài liu là không h nh như làm cho hc sinh có thái đ  li, lưi ghi chép, thiếu ch đng trong vic tiếp nhn kiến thc… Trong nh: Hc sinh THPT ôn tp chun b cho mt k thi. Ảnh: Anh Khôi

Quá ti vi nhng tài liu không cn thiết

Trong buổi họp cha mẹ học sinh mới đây, một phụ huynh có con học lớp 11 tại một thành phố lớn phàn nàn về việc nhà trường buộc các em phải mua tài liệu “lưu hành nội bộ” của trường. Tài liệu này gồm hầu hết các môn học, được giáo viên tổ bộ môn trong trường soạn, sau đó liên kết với phòng photo trường để “xuất bản” và bán cho học sinh. Lý do mà vị phụ huynh này phàn nàn là, hiệu quả học tập không nhiều, tốn tiền mua và con em họ phải mang những chiếc cặp nặng nề đến lớp…

Không phủ nhận tác dụng tích cực của tài liệu học tập, nếu nó hệ thống kiến thức giáo khoa một cách khoa học, đưa thêm kiến thức mới, những bài tập thực hành mở rộng, nâng cao. Nhưng nếu bị lạm dụng, sử dụng tràn lan, có “lượng” mà không có “chất” sẽ đem đến nhiều hệ lụy cho học sinh. Không cứ phải mọi môn học đều cần có tài liệu, vì có môn chỉ cần sách giáo khoa là đủ. Dĩ nhiên là mọi môn học đều cần thiết vì đó là kiến thức phổ thông. Nhưng tâm lý ai cũng coi môn mình là… “số 1” của giáo viên đã chuyển thành áp lực học tập nặng nề bằng tài liệu cho học sinh.

Đáng nói là nhiều tài liệu viết lại những kiến thức y chang như sách giáo khoa, không có thêm gì mới. Học sinh lớp 10 bức xúc về tài liệu môn giáo dục quốc phòng: “Nhiều kiến thức chỉ cần thực hiện vài động tác nhưng giáo viên lại soạn cả trang giấy trong tài liệu, buộc chúng em phải học thuộc lý thuyết rất vất vả”. Bên cạnh tài liệu chung của trường, nhiều giáo viên còn buộc học sinh photo thêm tài liệu riêng của mình soạn. Vì vậy học sinh quá tải về kiến thức, và nhiều tài liệu không hề “đụng đến” suốt những năm học phổ thông.

Nhiu h ly t vic b lm dng tài liu

Tác hại của việc quá lạm dụng tài liệu là không hề nhỏ: Tăng thêm gánh nặng tài chính cho phụ huynh. Tạo áp lực nặng nề thêm cho người học. Làm cho học sinh có thái độ ỷ lại, lười ghi chép, thiếu chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức, là nguyên nhân của cách học “vẹt”. Giáo viên dễ bị hệ lụy với cách dạy rập khuôn, sáo mòn; thiếu chủ động, sáng tạo, không có nhiều phát hiện mới và thiếu “lửa” nhiệt huyết trong các bài giảng. Nguy hại hơn, nếu nhà trường và các tổ bộ môn coi tài liệu học tập là kiến thức trọng tâm để kiểm tra đánh giá kiểu “học gì thi nấy” sẽ dẫn đến hệ lụy của việc dạy học tủ, là rào cản rất lớn cho sự đổi mới giáo dục. 

Đối với học sinh lớp 12 đang chuẩn bị ôn tập thi THPT quốc gia, việc phải học tài liệu của trường và lựa chọn tài liệu thêm để tham khảo là rất quan trọng. Trong “bức tranh” của vô số các trang mạng xã hội về thông tin học tập, song không phải tài liệu nào cũng giúp ích cho học sinh. Nếu không biết lựa chọn sẽ dẫn đến hệ lụy “tiền mất, tật mang”. Nhất là trong bối cảnh thay đổi thi cử liên tục như hiện nay, việc nhiều tài liệu vừa xuất bản đã không còn phù hợp. Chỉ nói riêng về giới hạn kiến thức, theo quy chế thi THPT quốc gia trước đây: Năm 2017 nội dung chủ yếu là chương trình lớp 12; năm 2018 có thêm chương trình lớp 11; và năm 2019 dự kiến có thêm lớp 10, nhưng sau đó lại thay đổi chỉ còn lớp 12. Qua đó cho thấy sự cần thiết phải lựa chọn tài liệu như thế nào. Cùng với đề tham khảo mỗi năm mỗi khác, các tài liệu “ăn theo” này vừa ra lò sử dụng được vài tháng đã không phù hợp. Vì thế, để không dẫn đến những hệ lụy không đáng có như chọn tài liệu không tiêu biểu, ôn tập không đúng trọng tâm, quá tải về kiến thức ôn tập, tạo áp lực căng thẳng không cần thiết, các em học sinh cần tỉnh táo lựa chọn tài liệu. Tốt nhất là nên chọn tài liệu để ôn thi đúng trọng tâm với giới hạn nội dung và sát với đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT đã công bố.

Mặt khác, việc mang cặp sách quá tải vì tài liệu cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của học sinh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, đối với học sinh THCS, việc mang cặp quá nặng trong thời gian dài sẽ tác động đến khung xương, dẫn đến vẹo cột sống, ảnh hưởng đến tim mạch, suy tim. Cân nặng cặp sách mà học sinh mang tốt nhất là không quá 10% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, thì học sinh đang bị đè nặng trên vai với số cân nặng vượt quá giới hạn khuyến cáo nói trên.

Trn Nhân Hu Nguyên