Thứ bảy, 21/12/2019, 21h12

Học sinh, sinh viên làm phim về cuộc sống

Ly ý tưng t tác phm văn hc, nhng s kin lch s hoc nhng vn đ nóng, đang đưc xã hi quan tâm, các em hc sinh, sinh viên đã t viết kch bn và sn xut nên nhng b phim mang nhiu thông đip, ý nghĩa. Thông qua tng thưc phim mà mình t tay thc hin, đã giúp các em có cái nhìn sâu sc hơn v cuc sng.

Mt phân cnh phim v ngưi lính do các em hc sinh Trưng THPT Lê Quý Đôn thc hin

Tái hin li mt thi k oanh lit

Chiến tranh đã qua đi, nhưng những câu chuyện về người lính vì nước quên thân, dành trọn tuổi thanh xuân để giành lại độc lập cho non sông vẫn mãi là huyền thoại. Với mong muốn giúp các em mãi ghi nhớ công ơn của các anh và hiểu được những đau thương, mất mát mà các anh phải gánh chịu để đổi lại hòa bình, thầy Nguyễn Xuân Thiện (giáo viên môn giáo dục quốc phòng và an ninh, Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3) đã cùng các em học sinh trong trường thực hiện dự án làm phim về đề tài người lính. Mỗi bộ phim có thời lượng vài phút, nội dung phim, bối cảnh, cách diễn xuất… cũng còn nhiều hạn chế nhưng các em đã tái hiện lại một cách sống động về hình ảnh những người lính thời chiến sống trong lửa đạn. Theo thầy Xuân Thiện, dự án được khởi động từ năm 2016 dành cho đối tượng là học sinh lớp 11 và 12. Sau khi các em học xong học kỳ 1, nắm được kiến thức cơ bản của môn học thì sẽ được trải nghiệm cách làm phim để lấy điểm kiểm tra 1 tiết. “Với cách này, chúng tôi giúp các em thích thú hơn, thấy môn học nhẹ nhàng, dễ hiểu hơn khi học những lý thuyết khô khan. Cũng từ làm phim, các em còn được học về cách bắn súng, cứu thương hay hiệu lệnh trong quân đội… rất thực tế” - thầy Thiện chia sẻ.

Để làm được một bộ phim, các em có thể lấy ý tưởng từ các tác phẩm văn học thời kháng chiến như: “Chiếc lược ngà”, “Những ngôi sao xa xôi” hay nhân dịp kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam… “Khi làm phim không chỉ vui, thú vị mà chúng em học được nhiều kỹ năng, được sáng tạo theo cách riêng của mình. Đồng thời còn giúp bản thân em nhận ra giá trị của hòa bình và cảm thấy biết ơn các anh bộ đội hơn” - em Bá Công (lớp 11A5) bày tỏ.

“Khi làm phim không ch vui, thú v mà chúng em hc đưc nhiu k năng, đưc sáng to theo cách riêng ca mình. Đng thi còn giúp bn thân em nhn ra giá tr ca hòa bình và cm thy biết ơn các anh b đi hơn” - em Bá Công (lp 11A5) bày t.

Tham gia thực hiện bộ phim “Những ngôi sao xa xôi” dựa trên tác phẩm cùng tên của tác giả Lê Minh Khuê, em Hồ Thái Đăng Khoa (lớp 12B1) chia sẻ: “Để hoàn thành bộ phim, chúng em phải dàn dựng công phu, kỹ lưỡng cho thật gần gũi, giống với bản gốc. Với độ tuổi chúng em, chưa từng trải qua chiến tranh nên dù đọc sách vở vẫn không cảm nhận được hết sự tàn khốc của nó. Bằng cách làm phim này, cũng phần nào đọng lại trong lòng chúng em về một thời bom đạn”.

Đưa vn đ môi trưng lên phim

Thực hiện cuộc vận động “Người dân TP không xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch và giảm ngập nước”, Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM và Hãng phim Trẻ đã khởi động Liên hoan phim sinh viên TP.HCM lần thứ 4 năm 2019, với chủ đề “Khát vọng xanh”. Theo anh Hoàng Nam (Hãng phim Trẻ, thành viên ban tổ chức), hội thi thu hút sự tham gia của 65 bộ phim. Qua sự chọn lọc kỹ lưỡng, 20 bộ phim có nội dung hay, ấn tượng đã lọt vào vòng chung kết. Trong số đó phải kể đến bộ phim “Ước gì tôi nói được” của nhóm sinh viên Trường ĐH Văn hóa TP.HCM. Đây là một câu chuyện mang thông điệp nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về vấn đề rác thải nhựa được kể qua góc nhìn của nhân vật Ngơ - một người câm điếc bẩm sinh và có tinh thần không được ổn định, phim đặt người xem vào nhiều tình huống suy nghĩ, ngẫm ra nhiều thông điệp được tác giả đưa vào, từ câu chuyện của việc thay thế chai nhựa thành chai thủy tinh, từ câu chuyện Ngơ bắt gặp hình ảnh con rùa bị kẹt chiếc ống hút nhựa vào mũi đến chuyện Ngơ muốn mọi người biết đến tầm quan trọng của vấn đề. Tuy vấn đề đưa ra còn hạn chế so với phạm vi của chủ đề nhưng phần nào đó phim đã thể hiện được một cách nhìn khá là mới mẻ cho dòng phim về đề tài này, truyền đi thông điệp một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. “Ước gì tôi nói được” cũng được xem như một ẩn ý về tiếng lòng của những chiếc chai nhựa, túi nhựa, ly nhựa... được sản xuất đại trà và sử dụng quá mức, chúng ước gì được nói rằng đừng sản xuất chúng và sử dụng chúng một lần rồi vứt đi như vậy vì chúng cũng cần được tôn trọng. Theo ban tổ chức, thông qua hoạt động làm phim nhằm vinh danh các tác phẩm xuất sắc, có giá trị nghệ thuật cao đồng thời thể hiện khát vọng, hoài bão, niềm tin qua những thông điệp, câu chuyện đẹp trong sinh viên TP góp phần cổ vũ tinh thần yêu nước, xây dựng thói quen tốt, lối sống trách nhiệm, văn minh, chủ động học tập, sáng tạo và ý chí vươn lên trong thời đại mới.

Bài, ảnh: H Trinh