Thứ bảy, 11/1/2020, 20h40

Học tập trải nghiệm, bài toán còn chờ lời giải!

Trong nhng ngày này, sau khi kết thúc chương trình hc k 1, hu hết các trưng ph thông đang rm r t chc dã ngoi cho hc sinh. Nhiu trưng sng hc sinh tham gia rt đông, khong trên 1.000 em trong mt chuyến. Nhưng điu đáng bàn là, tuy sng hc sinh đông như thế nhưng cht lưng thì… không nhiu.

Mt đoàn hc sinh tham gia hc tp tri nghim ti TP.Đà Lt (nh minh ha)

Việc một học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (tỉnh Sóc Trăng) tử nạn khi đi xe đạp trong chuyến trải nghiệm tại TP.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) với nhà trường vừa qua đã đặt ra hàng loạt câu hỏi cho các trường về việc tổ chức cho học sinh đi học tập trải nghiệm như thế nào cho an toàn? Làm sao để các em tham gia một cách tích cực, có hiệu quả?

Còn nhiu bt cp

Nhiều chuyến đi học tập, trải nghiệm của học sinh mà như đi… tham quan, du lịch! So sánh như thế là không sai. Nếu nhìn vào khâu tổ chức của nhà trường, sự hoạt động liên kết của các công ty du lịch, cho đến tình hình tham gia của học sinh… đều cho thấy điều đó. Nhà trường thiếu sự chuẩn bị chu đáo về kế hoạch học tập và mục tiêu đạt được sau chuyến đi. Đa số chỉ chú trọng đến mục đích vui chơi là chính, và chiều theo sự lựa chọn của học sinh. Thiếu các yêu cầu về bài thu hoạch gì sau chuyến đi. Địa điểm và lộ trình nhiều khi cũng đơn điệu, nhàm chán, ít mới lạ, thiếu thú vị và ý nghĩa. Vì thế sau chuyến đi, học sinh không học hỏi được nhiều, cơ hội cho các em trưởng thành lên rất ít. Cũng vì thế mà các em tham gia thiếu nhiệt tình, thiếu chiều sâu, không có hoạt động nhóm, không hề có ghi chép, thu hoạch. Các em chụp ảnh rất nhiều, nhưng không phải để làm tư liệu học tập mà để đưa lên… Facebook, Zalo. Nhiều học sinh vẫn “chưa chịu lớn” sau mỗi chuyến đi học tập, trải nghiệm. Việc ăn ngủ không nghiêm túc, tụ tập hò hét, rồi có những biểu hiện không hay như nói tục, xả rác... vẫn diễn ra thường xuyên trong các chuyến đi. Điều đáng bàn nữa là, học sinh tham gia các chuyến hoạt động trải nghiệm hiện nay rất hời hợt, không có chiều sâu, chưa thấy được mục đích giáo dục của nhà trường và còn thiếu “chuyên nghiệp”. Một hướng dẫn viên thở than rằng: “Khi đi đến đâu, tham quan chỗ nào, tôi cũng muốn truyền tải nhiều kiến thức bổ ích cho học sinh nhưng rất ít em chịu học hỏi. Vào các khu di tích, danh thắng, tôi thấy đa số các em chỉ quan tâm đến cảnh đẹp rồi chụp hình chứ chẳng hề chú ý đến những dòng thuyết minh để hiểu về nó mà học… một sàng khôn”. Đáng nói nữa là, nhiều công ty du lịch kết hợp với nhà trường hiện nay đa số thiếu chuyên nghiệp, chưa hiệu quả. Họ chỉ chú trọng nhiều đến lợi nhuận. Các hoạt động, trò chơi nhạt nhẽo, chưa lôi cuốn được học sinh nhiệt tình tham gia. Nhiều hướng dẫn viên pha trò nhảm nhí, chưa có chiều sâu kiến thức để thuyết trình cho các em học hỏi. Cho nên học sinh chưa học được nhiều về kỹ năng (kỹ năng vận động, kỹ năng mềm, kỹ năng hoạt động nhóm…) sau mỗi chuyến đi.   

T chc như thế nào cho hp lý?

Dĩ nhiên là nhà trường không thể bỏ các hoạt động ngoại khóa này. Vì nó bổ ích, nó đem đến niềm vui cho học sinh, giúp các em có thêm hiểu biết, có thêm kỷ niệm với bạn bè, trường lớp. “Đi cho biết đó biết đây…” và vì nhiều gia đình không thể tổ chức đi xa được. Theo đó, tùy theo đối tượng học sinh mà chọn lựa địa điểm xa, gần. Cấp học nhỏ thì tổ chức đi gần, về trong ngày. Cấp học lớn hơn thì tổ chức đi xa hơn, dài ngày hơn một chút. Đi như thế để các em có đủ thời gian cho sự trải nghiệm. Địa điểm nơi đến phải đảm bảo các mặt sau: sinh hoạt ăn ở, điều kiện đi lại, đa dạng các điều kiện để học sinh được học tập và đảm bảo sự an toàn cho các em. Về việc tổ chức, nhà trường và các công ty du lịch cần phải có một chương trình hợp lý, chặt chẽ, phải đảm bảo tốt các mặt: phương tiện đi lại, nội quy, lộ trình, nhân sự và y tế… Với đối tượng học sinh tham gia, nhà trường cần sinh hoạt kỹ nội quy trước chuyến đi. Thông tin, răn đe trước với học sinh những bất trắc, những tình huống xấu có thể xảy ra trong quá trình trải nghiệm để các em chủ động ngăn ngừa. Phụ huynh và nhà trường tuyệt đối không nên cho các em học sinh có vấn đề về sức khỏe tham gia các chuyến trải nghiệm xa.

Nhiu tình hung rt không vui

Tôi từng là “người trong cuộc” với nhiều hành trình trải nghiệm cùng các em học sinh nên đã chứng kiến những tình huống chẳng mấy vui vẻ, tốt đẹp gì. Cụ thể, đó là sự việc một bí thư Đoàn trường cùng với một học sinh lớp 11 suýt nữa bị nước cuốn trôi khi tắm ở Khu du lịch Thác Mai (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai); một học sinh lớp 10 tý nữa chết đuối khi tắm ở biển Long Hải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) do đùa giỡn với các bạn quá trớn. Cách đây khoảng 4, 5 năm, khi Đoàn trường nơi tôi công tác vừa dẫn học sinh đến cắm trại tại biển Hòn Rơm (tỉnh Bình Thuận) chưa bao lâu đã phải tức tốc thuê xe chở một học sinh về TP.Phan Thiết để cấp cứu. Lý do là khi dựng cổng tiểu trại, em này đã trèo lên khá cao và chẳng may té xuống, cả phần mông dập xuống đất…

Mới đây nhất, tôi phải thức cùng với một học sinh lớp 12 cả đêm trong bệnh viện tỉnh Lâm Đồng (TP.Đà Lạt). Vì em học sinh này bị sốc nhiệt, cảm và say nắng, do cả ngày hôm đó em hoạt động quá nhiều ngoài trời, khi về khách sạn thì ngã đùng xuống đất. Chuyện học sinh bị cảm sốt, giáo viên phải túc trực theo dõi các em suốt đêm là việc thường xuyên trong các chuyến đi học tập trải nghiệm của học sinh.  

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động trải nghiệm cho học sinh rất được chú trọng. Theo đó, hoạt động này đưa vào bắt buộc cho cả 3 cấp học tiểu học, THCS và THPT. Nếu không có sự chuẩn bị để thay đổi suy nghĩ và cách làm, e rằng chủ trương trên khó có hiệu quả thực chất khi đi vào thực hiện.

Bài, ảnh: Trn Nhân Hu Nguyên