Thứ sáu, 4/6/2021, 15h48

Hơi thở đại ngàn Pù Luông

Ngưc dòng sông Mã gia mênh mông cây rng rì rào trong gió mát, dưng như cái nng gay gt ca nhng ngày đu h không h “chm” đến đưc chn này. Pù Luông xanh, hoang sơ nhưng đy mi m và bt ng


Nhng đa tr theo bà lên nương

Nhng đim đến n tưng

Chỉ cách thành phố Thanh Hóa tầm 130 cây số về phía Tây Bắc, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có diện tích hơn 17.660ha thuộc địa bàn hai huyện Bá Thước và Quan Hóa (tỉnh Thanh Hóa), không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn sông Mã mà còn là điểm đến thú vị với những ai thích cảm giác trải nghiệm, khám phá đời sống của thiên nhiên. Pù Luông hẳn nhiên là một tuyệt tác của tạo hóa. Người Thái ở Pù Luông giải thích sự ra đời của tên gọi này nghĩ là đỉnh núi cao nhất trong vùng.

Chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá đỉnh Pù Luông ở độ cao 1.700 mét bằng xe máy. “Phải khám phá một cách chậm rãi và thong thả mới có thời gian để lắng nghe hơi thở của đại ngàn, để ngắm những khu ruộng bậc thang từ trên cao. Cảm nhận vẻ đẹp thật khó nói hết bằng lời”, Hoàng Thu - người bạn đồng hành sinh ra và lớn lên ở xứ Thanh nói. Thu thành thạo địa bàn bởi đã đôi lần đến Pù Luông trải nghiệm. Chúng tôi “chạm” đỉnh núi Pù Luông tầm hoàng hôn sắp buông. Một vẻ đẹp nên thơ của phong cảnh núi rừng thu gọn vào tầm mắt, lòng muốn ôm trọn hết cả những vẻ đẹp ban chiều ấy. Thu cất tiếng hát trong veo ca bài “Chiều Pù Luông” của nhạc sĩ Huy Hoàng, những thanh âm dội vào rừng núi, tỏa ra giữa chiều, hòa vào muôn vàn tiếng chim muông nghe thật lãng mạn.

Nếu bỏ qua thung lũng Kho Mường coi như chưa đến Pù Luông. Kho Mường là một tiềm năng du lịch đáp ứng đủ các điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa cộng đồng. Nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Kho Mường hầu như vẫn giữ được nguyên nét hoang sơ vốn có. Ở đây 60 hộ dân tộc Thái với hơn 200 nhân khẩu sống quây quần bên những ruộng lúa, nương ngô và cách biệt với các bản khác trong vùng. Tuy cách biệt như thế nhưng người dân đã biết dùng những ngôi nhà sàn khang trang để đón khách du lịch, biến nơi đây trở thành một trong các điểm nghỉ dưỡng lý tưởng nhất. Ông Hà Đình Nếch, một trong những hộ dân “bắt nhịp” với cách làm du lịch từ rất sớm ở bản Kho Mường bộc bạch: “Căn nhà sàn 3 gian 4 chái của gia đình tôi dựng từ mấy chục năm trước. Vài năm nay tôi thu xếp lại các không gian sinh hoạt của gia đình mình để dành chỗ đón khách du lịch. Nhìn thế này chứ cũng đủ chỗ cho 30 khách. Mỗi năm tôi đón khoảng 20 đoàn đến từ khắp nơi. Thu nhập cũng tạm ổn so với đời sống của đồng bào vùng cao còn khó khăn”. Điều đáng khâm phục nhất ở người đàn ông vùng cao này là khi bắt tay vào làm du lịch, ông xung phong xin huyện tham gia tất cả các lớp tập huấn về cách làm, cách giao tiếp ứng xử, học thêm ngoại ngữ để đón khách nước ngoài. Cùng với đó, ông phát triển thêm chăn nuôi, trồng rau để cung cấp nguồn thực phẩm tươi ngon nhất, mang đặc trưng vùng miền nhất cho du khách đến tham quan thưởng thức.


Mái nhà sàn cheo leo ca dân tc Thái  Pù Luông

Nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên và cũng được định hình phát triển du lịch sinh thái, Kho Mường không có quá nhiều tiện nghi. Cuối bản Kho Mường có hang Kho Mường là địa hình nổi bật nhất trong quần thể hang động tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Những khối nhũ đá vôi có tuổi đời tới 250 triệu năm có đủ hình thù kỳ lạ như hình người, hình cây, mãnh thú… với nhiều màu sắc khác nhau.

Đm nét văn hóa truyn thng ngưi Thái

Pù Luông đang chuyn mình tng ngày, nhưng v đp tin ca núi rng vn luôn hin hu, nht là khi chính quyn Thanh Hóa có quyết đnh xây dng Kho Mưng thành bn du lch sinh thái mang thương hiu OCOP ca đa phương.

Một điểm đến hấp dẫn khác ở Pù Luông là thác Hiêu ở làng Hiêu, xã Cổ Lũng. Vượt quãng đường dài 25 cây số từ thị trấn Cành Nàng, trên đường đi thỏa thích ngắm cánh đồng ruộng bậc thang nằm bên bờ suối. Thác Hiêu có chiều dài khoảng 800m không chảy theo một đường thẳng mà bị tách 2 nhánh tại lưng chừng núi, sau khi chảy 2 hướng khác nhau về cuối dòng lại hợp lại làm một như một vòng tay ôm. Nước chảy từ thác Hiêu có nhiều chất đá vôi nên trong xanh và tạo nên những đông kết giữa nền và đôi bên bờ suối. Cách đó không xa, bản Hiêu nằm bên bờ suối Hiêu bắt nguồn từ trên đỉnh Pù Luông, từ đầu bản đến cuối bản có 5 thác nước nằm dài gần 1 cây số. Những ngôi nhà sàn của người Thái cứ rải rác dọc hai bên bờ suối. Mỗi khi có một ghềnh thác đẹp, những nóc nhà cũng dày hơn tạo nên một khung cảnh suối thác - nhà sàn đẹp như một bức tranh. Người dân trong bản gọi con suối với cái tên thân thương là “dòng Hiêu” thay vì gọi là suối Hiêu như cách gọi thông thường.

Nhà sàn là nét văn hóa đặc sắc nhất của dân tộc Thái ở xứ Thanh nói chung và Pù Luông nói riêng. Kết cấu thông thường của nhà sàn truyền thống người Thái là ba gian hoặc 5 gian. Trong nhà, các không gian đều ẩn chứa “ngầm” sự phân định, phân chia theo giới hoặc ngôi vị chủ - khách. Gian phòng khách luôn nằm ngay cuối lối cầu thang vào nhà. Gian nhà có cây cột chủ là gian ngủ của vợ chồng, con cái… Chỉ cần quan sát, sẽ nắm bắt ngay được những nét đặc trưng ít khi trùng lặp với bất kỳ loại nhà của đồng bào khác. Đời sống của người Thái gắn với ngôi nhà sàn và là niềm tự hào của họ.

Chưa hết, Pù Luông còn nhiều bản làng đẹp đầy hấp lực, như các bản: Son - Bá - Mười thuộc xã Lũng Cao nằm trên đỉnh của dãy núi Pha Hé, Pha Chiến. Nơi đó giống như một Sa Pa thu nhỏ bởi khí hậu ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm chỉ từ 18 đến 22 độ C. Khá biệt lập với bên ngoài nên đến nay bản vùng cao này vẫn còn lưu giữ nhiều tập tục của người Thái cổ, nhà sàn còn giữ nguyên dấu ấn truyền thống, thể hiện rõ nét đặc thù, không bị pha tạp với kiến trúc hiện đại... Như một sự bù đắp của đất trời, vùng đất giữa lưng chừng trời có tên gọi chung là Cao Sơn hầu như mùa xuân năm nào cũng đến sớm. Trong lúc đồng bào người Thái chuẩn bị gieo trồng trên cánh đồng với những lối đi len lỏi qua từng phiến đá hằn sâu nhịp bước thời gian, thì trước sân nhà đào đã nở hoa.

Bài, ảnh: Phan L