Thứ bảy, 21/11/2020, 14h41

Hơn 16 năm lặng thầm bám núi

Đng bào Vân Kiu, Pa Cô phía Tây dãy Trưng Sơn thuc huyn min núi Hưng Hóa (Qung Tr) không ch thưng nhc đến thy giáo Lý Chí Thành như mt giáo viên tn ty gieo con ch cho con em h mà còn là mt mnh thưng quân mang đến cho các bn làng vùng cao này nhng mái nhà che nng chn mưa, nhng con đưng bê tông vưt núi, băng sui và c nhng tm áo m, gói lương thc giúp h đi qua mùa giáp ht. Hơn 16 năm bám núi, bưc chân thy lng thm đi qua hàng trăm no thin.


Chuyến thin nguyn chia s khó khăn vi hc trò min núi ca thy Lý Chí Thành
 

u thơ vưt khó đến trưng

Sau nhiều cái hẹn, thầy giáo Lý Chí Thành mới tranh thủ dành được một khoảng thời gian trước giờ xuất phát đến các bản làng vùng cao để cùng tôi trò chuyện. Ấn tượng đầu tiên về một người thầy miền sơn cước là nụ cười hiền và lời nói chân thật trong từng câu chuyện. Quê của thầy Thành ở miền đất nghèo Cam Lộ. Thầy sinh ra trong gia đình đông anh em, bố bị tàn tật. Toàn bộ gánh nặng áo cơm dường như dồn hết trên đôi vai của người mẹ, tảo tần một nắng hai sương. Ngày còn đến trường làng, ngoài giờ lên lớp, Thành đã phải phụ mẹ làm các công việc nhà nông. Khó và khổ. Lên cấp 3, con đường đến trường dài ngót gần 20 cây số. Không có xe đạp, Thành đi bộ. Đi sớm, về muộn là điều tất yếu của mỗi ngày, bất kể mưa hay nắng. Vất vả nhưng Thành không bao giờ nản, một buổi lên lớp, buổi còn lại Thành cùng mẹ ra đồng cày, cấy. Thầy Thành kể: “Năm 1999, tôi thi đỗ vào Trường ĐHSP - ĐH Huế, Khoa Hóa. Cầm giấy báo trên tay mà buồn suốt mấy ngày vì nghĩ con đường học thế là đứt đoạn, cái ăn hàng ngày không đủ, lấy gì ra phố học ĐH. Cứ nghĩ mình sẽ cất tờ giấy báo làm kỷ niệm rồi theo con đường công nhân kiếm sống nhưng may thay lúc đó tôi được Đài Truyền hình Việt Nam trao học bổng. Chiếc phao cứu sinh đó đã đưa tôi đến giảng đường ĐH”.


Nhóm thin nguyn Khe Sanh và các mnh thưng quân tiếp cn thôn Xa Rưng (xã Hưng Tân) tiếp tế thc phm cho bà con trong lũ

Năm 2003, tốt nghiệp ĐH, thầy giáo Lý Chí Thành nộp đơn tình nguyện lên giảng dạy tại Trường THPT Hướng Hóa (huyện miền núi Hướng Hóa). “Tuổi trẻ muốn đi xa để hiểu thêm về đời sống của đồng bào vùng cao, nơi mà trước đó sự khó nghèo và hiểm trở chỉ mới được hình dung qua lời kể của người đi trước”, thầy Thành nói.

Tiếp sc cho ngưi nghèo khó

Hôm gặp thầy Thành, mảnh đất Quảng Trị vừa hứng chịu 4 trận lũ liên tiếp. Mức nước lũ vượt đỉnh cơn đại hồng thủy năm 1999 đã cuốn trôi phần lớn tài sản, nhiều nhà cửa và cướp đi hàng chục sinh mạng người dân, học sinh, bộ đội do nước lớn và sạt lở núi. Toàn ngành giáo dục nghỉ học nhưng thầy Thành không nghỉ. Giọng thầy lạc đi trong mưa xối xả trắng rừng. “Cần đảm bảo an toàn nhưng cũng phải tìm cách để giúp người dân vùng cô lập không bị đói, rét”, thầy Thành chia sẻ với các thành viên trong nhóm thiện nguyện của mình. Hơn 2 tuần nghỉ học vì mưa lũ, thầy không một ngày nghỉ ngơi. Chiếc điện thoại liên tục đổ tin nhắn cập nhật tình hình cần cứu trợ của bà con, rồi đến sự hỗ trợ của các mạnh thường quân. Thương chồng, cô giáo Lê Thị Lan Anh - vợ thầy Thành hầu như cũng thức trắng để cùng chồng lên kế hoạch, sắp xếp thực phẩm, chăn màn, gạo… chuẩn bị cho những chuyến vào bản xa.

Việc làm thiện nguyện nhen nhóm trong thầy Thành từ những ngày vừa nhận công tác ở vùng cao này. Sau mỗi buổi dạy, thầy trò chuyện với học trò để tìm hiểu về phong tục tập quán, đời sống ở núi rừng. Rồi nhiều lần cuốc bộ vào bản động viên trò đến lớp, thầy thương các em hơn. Từ đó thầy sẻ chia những món quà nhỏ mà mình tích cóp được từ đồng lương nhà giáo. Thầy Thành kể, mỗi lần đi thiện nguyện đến các bản làng khác nhau, gặp những hoàn cảnh khác nhau đều để lại những ấn tượng khó quên. Nhưng khó quên nhất là lần vào nhà anh Hồ A Đinh ở xã Húc. Căn nhà trống hoác, anh Đinh lâm bệnh nặng, hai đứa con nhỏ của anh đang ăn chuối xanh chấm muối trừ bữa. Nhìn cảnh ấy thầy thắt lòng. Vợ chồng thầy đã đứng ra kêu gọi các nhà hảo tâm giúp anh Đinh sửa nhà và mua lương thực, thực phẩm trong một năm để có thời gian ổn định cuộc sống. Thầy Thành cho biết, đó cũng là động lực để mỗi cuối tuần thầy rong ruổi trên các con đường mòn băng núi, vượt rừng. Với mỗi hoàn cảnh, thầy ghi chép thật tỉ mỉ, tìm hiểu kỹ nhu cầu cấp thiết của bà con để có kế hoạch kêu gọi các mạnh thường quân chung tay hỗ trợ. Năm 2015, để có nhiều sự chung tay hơn cũng như nâng quy mô nhằm giúp đỡ được nhiều bà con nghèo hơn, thầy Thành đứng ra thành lập nhóm thiện nguyện Khe Sanh. Từ đó nhóm quy tụ được nhiều thành viên và công tác thiện nguyện được đẩy mạnh.

Hăng say vic thin, thy Thành còn là giáo viên gii chuyên môn, đt giáo viên gii cp tnh, hưng dn nhiu đ tài nghiên cu khoa hc cho hc sinh. Thy Thành còn là mt trong 2 giáo viên đưc B GD-ĐT vinh danh Nhà giáo tiêu biu năm 2019.

Nhiều năm qua, nhóm thiện nguyện Khe Sanh cùng thầy Thành đã thực hiện hàng trăm chuyến đi đến các bản làng xa. Không chỉ hàng trăm hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ mà còn nhiều ngôi nhà, con đường được xây dựng, nhiều tủ sách được lập ra để đưa văn hóa đọc đến với trẻ em và người dân miền núi. Bà Lê Thị Hội - Chủ tịch UBND xã Hướng Tân bộc bạch: “Xã còn nhiều thôn có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn trong khi đó nguồn lực còn hạn chế. Hơn 2 năm trước, nhóm thiện nguyện của thầy Thành đã hỗ trợ xây dựng con đường bê tông dài 6km vượt núi vào bản Xa Rường - bản xa nhất, khó khăn nhất xã. Con đường đã giúp bà con nhân dân thoát được cảnh vất vả lội bùn mấy chục năm nay, thuận tiện trong việc giao thương mua bán nông sản mình làm ra, góp phần nâng cao đời sống kinh tế”.

Không chỉ làm việc thiện ở Hướng Hóa, ở bất cứ nơi đâu trên địa bàn tỉnh có người cần giúp đỡ, thầy Thành đều có mặt. Thầy không nói nhiều về mình, hơn 16 năm thiện nguyện, thầy chỉ gói gọn trong một câu nói ngắn: “Mình từng sinh ra trong gia đình rất nghèo. Con đường đến trường hết sức chênh vênh. Mình đã nỗ lực vượt khó và vào những thời điểm khó khăn tưởng chừng phải bỏ cuộc thì lại may mắn gặp được chiếc phao cứu sinh từ các mạnh thường quân vì vậy mình luôn tâm niệm rằng cần làm gì đó để càng ít hoàn cảnh gặp khó càng tốt”.

Bút ký Phan Vĩnh Yên