Thứ năm, 22/9/2022, 14h02

Hơn 20 năm sửa giày miễn phí cho người nghèo

Hơn 20 năm m tim sa giày cũng là ngn y năm anh Hunh Thanh Tun (47 tui) sa giày min phí cho ngưi lao đng nghèo. Anh Tun đã tiếp thêm đng lc cho nhng mnh đi khn khó vươn lên, sng mt cuc đi ý nghĩa.


Nơi sa giày, dép min phí cho ngưi nghèo ca anh Tun

Không ly tin ngưi nghèo

Đến hẻm 17 trên đường Nguyễn Thiện Thuật (Q.3, TP.HCM) hỏi tiệm sửa giày tên Tuấn không ai mà không biết. Nói “cửa tiệm” nhưng thật ra là cái sạp nhỏ vỏn vẹn tầm 10m2, xung quanh chất đầy giày, dép cũ.

Trước sạp, anh Tuấn dán tấm bảng khá nổi bật với nội dung: Tuấn - nhận sửa giày dép miễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị.

Anh Tuấn kể, anh vốn là người gốc Sài Gòn - TP.HCM. Hồi nhỏ, mỗi khi đi học ngang qua tiệm sửa giày dép trên vỉa hè, ông chủ tiệm hay trêu: “Sau này không đi học nữa thì tới đây chú dạy nghề cho”. Câu nói đùa ấy vậy mà trở thành sự thật.

Những ngày đầu học nghề, anh Tuấn để ý hơn tới những đôi giày, dép mà người đi đường đang mang. “Những người lái xe ba gác, xích lô hay những người bán vé số thường mang những đôi đế đã mòn, có những đôi đế mỏng như dao lam”, anh Tuấn nói.

Năm 2000, anh Tuấn ra nghề và mở tiệm sửa giày. Ngay từ những ngày đầu làm ăn, anh đã quyết định không lấy tiền sửa giày của những người đạp xích lô, bán ve chai, vé số… Vì vậy mà số người mang giày, dép đến sửa rất đông. “Mình ít đi lại nên giày dép lâu hư chứ người lao động họ đi nhiều, dép nhanh mòn lắm, cứ mua và sửa liên tục thì làm gì có tiền”, anh Tuấn nói về quyết định sửa giày miễn phí cho người nghèo.


Hai em Minh Tiến (phi) và Minh Khang đang hc sa giày tim anh Tun

Anh Tuấn nhớ lại, một lần nọ có người đàn ông đạp xích lô tới cửa tiệm của anh, nhờ sửa đôi dép da cũ mèm, quai sứt, đế mòn. Thấy vậy, anh liền khuyên ông mua đôi mới, nhưng người đàn ông đó nói không đủ tiền để mua dép mới. Thấy ông năn nỉ sửa anh Tuấn nghẹn ngào muốn khóc. Điều đó càng làm anh muốn giúp đỡ những người khó khăn nhiều hơn. “Tôi cũng không khá giả hơn ai chỉ có nghề sửa giày. Người ta giúp người bằng tiền bạc còn tôi chỉ biết sửa giày giúp. Mỗi khi giúp được một người tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc”, anh Tuấn chia sẻ.

Anh Tuấn xúc động: “Nhiều khi sửa giày dép cho người nghèo mà tôi buồn muốn rơi nước mắt. Nó quá cũ. Nếu là người khác, có thể đôi giày, đôi dép ấy đã bị vứt bỏ từ lâu. Có người không có tiền để mua dép mới, cứ cố sửa mãi đôi dép cũ mà mang. Khi nhận từ tay tôi đôi giày vừa được sửa chữa, có thể tiếp tục sử dụng, họ vui lắm. Nhìn thấy họ vui, tôi cũng hạnh phúc”. 

Chưa t chi mt ai

Cứ thế, suốt hơn 20 năm mở cửa tiệm sửa giày là chừng ấy năm anh nhận sửa giày miễn phí cho người lao động nghèo.

Thấy anh vui vẻ, nhiệt tình có tấm lòng “Bồ tát”, thỉnh thoảng những người bán trái cây đi ngang tặng cho anh vài trái xoài vì anh đã sửa giày cho họ. Có khi, mấy cô bác bán vé số cũng nhất quyết dúi cho anh tờ vé số rồi mới đi.

Anh Tuấn tâm sự, bên cạnh những người khó khăn, cũng có vài người lợi dụng lòng tốt của anh để được sửa miễn phí. Dù trong lòng có hơi hoài nghi, nhưng sau cùng anh vẫn vui vẻ nhận sửa. Anh khẳng định, từ hồi làm nghề đến giờ, anh chưa bao giờ từ chối sửa miễn phí cho ai. 

Không chỉ sửa giày miễn phí giúp người nghèo, anh Tuấn còn dạy nghề cho những ai muốn học để hành nghề. “Hiện tôi đang dạy cho 2 cháu có gia cảnh khó khăn, nghỉ học sớm. Tôi dạy hoàn toàn miễn phí mong cháu sau này có thể kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình cũng như giúp đỡ những người xung quanh”, anh Tuấn chia sẻ.

Vài năm tr li đây, ca tim ca anh Tuế khách dn, lưng ngưi đến nh sa giày dép min phí gim hn. Tuy vng khách, nhưng ông ch tim vn không khi vui mng. Vi anh, ít khách sa min phí tc là thu nhp ca h đã khá hơn xưa, đã có th mua giày dép mi mà không cn sa. Dù thế, anh Tun vn t nh: “Vi tôi, dù ít hay nhiu, min giúp đưc ngưi khác bng cái ngh ca mình là điu khiến tôi vui”.


Anh Tu
n đang sa giày cho khách

Đang theo học sửa giày, em Bùi Huỳnh Minh Khang (14 tuổi) cho biết, do hoàn cảnh khó khăn em nghỉ học sớm. Không biết phải làm gì thì em may mắn được giới thiệu học nghề từ chú Tuấn. “Chú Tuấn rất vui vẻ, tận tâm. Chú dạy nghề nhưng không lấy tiền. Nhờ chú con biết được nghề sửa giày. Dù nghề này không cao quý nhưng có thể giúp mình kiếm được ngày 2 bữa cơm”, Khang chia sẻ.

Cùng học nghề với Khang là Chung Minh Tiến (28 tuổi). “Em biết chú Tuấn qua người quen giới thiệu. Qua khoảng thời gian theo chú học việc em đã thành thạo và có thể hành nghề sửa giày kiếm sống. Em cảm ơn chú Tuấn rất nhiều. Chú đã dạy con biết vươn lên sống cho mình, cho người”, Tiến bày tỏ.

Ngoài dạy nghề, anh Tuấn cũng luôn dạy học trò phải làm việc bằng cái tâm. “Xác định giúp người là phải giúp cho tận tình chứ không làm theo kiểu qua loa. Tôi luôn tự nhủ và dặn dò học trò khi sửa giày dép miễn phí phải làm bằng tâm huyết, tấm lòng của mình. Những lần sửa như thế phải thật trân trọng. Bởi, họ đi nhiều, mệt mỏi hay khỏe khoắn đều nhờ vào những đôi giày, đôi dép tốt. Nguồn sống của nhiều gia đình phụ thuộc vào đôi bàn chân, đôi giày, đôi dép mình sửa chữa”, anh Tuấn cho biết.

Hu Giang