Thứ ba, 16/11/2021, 14h34

Hướng nghiệp học sinh trong bối cảnh học trực tuyến

T chc talk show ngh nghip trc tuyến; thiết kế các tour tham quan trưng ĐH; tri nghim ngành ngh ti gia…, đó là nhng chương trình hưng nghip đưc các trưng THPT trên đa bàn TP.HCM thc hin trong năm hc này, mang đến s hào hng, thích thú cho hc sinh dù hc trc tuyến ti nhà.


Talk show trc tuyến vi ch đ “Truyn la đam mê” va đưc Trưng THPT Lương Thế Vinh (TP.HCM) t chc

Nhằm thích ứng với việc dạy học trực tuyến trong học kỳ I năm học 2021-2022, nhiều trường THPT tại TP.HCM đã nhanh chóng chuyển đổi công tác hướng nghiệp cho học sinh sang hình thức trực tuyến với nhiều cách thức mới lạ, hiệu quả. Không chỉ thổi làn gió mới, các cách thức này còn chứng tỏ ngành giáo dục đang dần thích nghi trong tình hình mới, đổi mới để học sinh được hưởng lợi.

Không “v mng” khi bưc vào ging đưng

“Hành trình chinh phục ước mơ” là talk show hướng nghiệp trực tuyến do Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1) tổ chức trong học kỳ I năm học này. Theo đó, talk show là chuỗi các hoạt động gặp gỡ, làm quen, tìm hiểu về nhiều lĩnh vực ngành nghề, định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh. Điều đặc biệt là mỗi số talk show sẽ có sự góp mặt của các chuyên gia khách mời là cựu học sinh của trường. Ngay trong số đầu tiên với tên gọi “Truyền lửa đam mê”, từ những chia sẻ thực tế của “người thật, việc thật”, talk show đã để lại nhiều dư vị hết sức ấn tượng, tác động mạnh đến học sinh nhà trường. Đó là câu chuyện của giảng viên Khoa Kiến trúc Trường ĐH Văn Lang - Nguyễn Trần Sơn Lâm. Đam mê hội họa từ khi còn là học sinh THCS nhưng gia đình không ủng hộ. Bằng quyết tâm và đam mê, Lâm đã chinh phục được ước mơ của mình, tốt nghiệp thạc sĩ tại ĐH Deakin (Melbourne, Úc) khi vừa học vừa làm thêm, tự kiếm tiền trang trải chi phí học tập. “Với ngành kiến trúc, ngoài năng lực thẩm mỹ, khả năng sáng tạo, còn đòi hỏi các em phải luôn tự trang bị hiểu biết, kiến thức tự nhiên và xã hội. Khi đã thực sự đam mê rồi hãy dám nghĩ, dám làm và nhất là không đầu hàng trước khó khăn”, cựu học sinh này nhắn nhủ. Trong khi đó, hành trình theo đuổi đam mê của cựu học sinh Nguyễn Hữu Bình (cán bộ trẻ tiêu biểu Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM) lại truyền cho học sinh những kinh nghiệm về lựa chọn ngành nghề phù hợp.

Theo ông Bình, để có thể chọn được một nghề phù hợp, người học cần phải biết được sở thích, đam mê và năng lực, tố chất của bản thân, bên cạnh các yếu tố nền tảng khác như sức khỏe và điều kiện gia đình. “Có một thực tế là nhiều học sinh phổ thông khi lựa chọn nghề nghiệp luôn tin tưởng rằng bản thân đã biết đủ về ngành nghề mình lựa chọn. Thế nhưng, chỉ một số rất ít bỏ thời gian tìm hiểu sâu về ngành nghề đó sẽ đào tạo những kỹ năng gì ở trường ĐH, bản thân có thực sự phù hợp hay không... Điều này dẫn đến tình trạng nhiều em đã “vỡ mộng” khi bước chân vào giảng đường ĐH dù đó là ngành học mình rất yêu thích”, ông Bình cho biết.

Từ thực tế đó, ông Bình đưa ra lời khuyên, khi lựa chọn ngành nghề, học sinh cần phải tìm kiếm thật nhiều thông tin về ngành nghề đó bao gồm học như thế nào, đòi hỏi kỹ năng gì, chứ không nên chỉ dừng lại ở việc ra trường sẽ làm gì.

Cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh) cho hay, Talk show “Hành trình chinh phục ước mơ” với những câu chuyện thực tế về nghề nghiệp là sự chuyển đổi cách thức hướng nghiệp trong bối cảnh dạy học trực tuyến hiện nay. Sự chuyển đổi này cũng là làn gió mới để học sinh thay đổi cách nhìn nhận, tiếp cận, định hướng ngành nghề, nghị lực theo đuổi đam mê từ các câu chuyện thường nhật của những người đã phấn đấu, gắn bó và thành công với nghề. “Sẽ không còn là những lời khuyên sáo rỗng, mỗi lời khuyên chọn lựa ngành nghề đều xuất phát từ hành trình trải nghiệm, trưởng thành của các khách mời. Những câu chuyện đó rất thật, mỗi học sinh có thể nhìn thấy ở ngay bản thân mình, làm thế nào để nuôi dưỡng ước mơ, đam mê; làm sao biết mình phù hợp với ngành nghề đó, làm sao để dung hòa giữa sở thích của bản thân và mong muốn của ba mẹ... Cách thức hướng nghiệp này còn là sự kết nối các thế hệ học sinh nhà trường với nhau, tạo ra hệ sinh thái hướng nghiệp hiệu quả, giúp học sinh chọn đúng ngành nghề, không “vỡ mộng” khi bước vào trường ĐH”, cô Tâm khẳng định.

Tham quan, tri nghim ngành ngh... ti gia

Chia sẻ về câu chuyện hướng nghiệp cho học sinh trong năm học này, nhiều nhà quản lý giáo dục nhận định, khi việc dạy và học bằng hình thức trực tuyến thì các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cũng phải thay đổi theo. Không chỉ thay đổi, thậm chí còn phải làm cho sinh động, mới lạ hơn thì mới tạo ra sức hút học sinh giữa vô vàn những nguồn học liệu trên mạng internet. “Hướng nghiệp trực tuyến có cái khó nhưng ngược lại cũng có những thuận lợi. Khó ở chỗ là làm thế nào phải thực sự đổi mới cách tiếp cận để học sinh thấy hấp dẫn. Còn thuận lợi là nếu nhà trường biết tận dụng, khai thác thì lại cực kỳ sinh động, không đơn điệu như hình thức truyền thống. Nếu không đổi mới, chính học sinh sẽ thiệt thòi”, thầy Phạm Phương Bình (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.Thủ Đức) nhìn nhận.


Hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu Huân (TP.Th Đc) tri nghim ngành kiến trúc... ti gia qua màn hình

Từ quan điểm đó, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân đã sử dụng trang Fanpage trường đăng tải các thông tin về hướng nghiệp, thiết kế các tour hướng nghiệp… tại gia để học sinh tham quan, trải nghiệm về ngành nghề và các trường ĐH. Lần đầu tiên chuỗi các chương trình hướng nghiệp của trường được xây dựng theo hình thức trực tuyến với từng khối ngành, nhóm ngành như kiến trúc - mỹ thuật; CNTT; sức khỏe; kỹ thuật; kinh tế - tài chính - ngân hàng; luật; ngôn ngữ - văn hóa quốc tế; khoa học xã hội và nhân văn..., học sinh quan tâm khối ngành, nhóm ngành nào chỉ cần ngồi tại nhà theo dõi, trải nghiệm.

Không chỉ tận dụng Fanpage trường để thiết kế hoạt động hướng nghiệp, các trường THPT còn tăng cường tính kết nối của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tư vấn hướng nghiệp qua hình thức trực tuyến. “Hướng nghiệp trực tuyến bằng hình thức livestream qua các nền tảng công nghệ có thể sẽ gặp trục trặc về đường truyền, kết nối. Tuy nhiên, giáo viên có thể dễ dàng tiếp cận với từng học sinh qua Zalo, Facebook, gửi email, tin nhắn... Khi tương tác với học sinh qua màn hình, trước hết giáo viên phải tạo được niềm tin ở học sinh để các em cởi mở, chia sẻ, tâm tình, có như thế mới phát huy tối đa hiệu quả của việc hướng nghiệp trực tuyến”, hiệu trưởng một trường THPT ở Q.3 chia sẻ.

Bài, ảnh: Thành Nam