Thứ năm, 27/2/2020, 20h03

Kết nối tuyến cao tốc từ TP.HCM đi Cần Thơ

Vào ngày 27-2, Ban Qun lý d án 7, thuc B GTVT đã phi hp cùng tnh Tin Giang và các đơn v thi công t chc l khi công thi công gói thu xây lp 01. Đây là hng mc xây dng đưng dn phía Tin Giang t Km101+126 (đim đu d án) đến Km104+190 thuc D án đu tư xây dng cu M Thun 2.

Phi cnh cu M Thun 2

Khi công xây dng cu M Thun 2 

Theo ông Nguyễn Thái Hà (Ban Quản lý dự án 7), Dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 là một dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 2199/QĐ-BGTVT ngày 10-10-2018. Với tổng mức đầu tư 5.003 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cầu Mỹ Thuận 2 được thiết kế theo kết cấu dây văng, cách 350m về phía thượng lưu so với cầu Mỹ Thuận hiện hữu, kết thúc tại nút giao với quốc lộ 80. Theo thiết kế, phần cầu chính có chiều dài hơn 1,9km; 6 làn xe; vận tốc 80km/h. Đường dẫn 2 đầu cầu dài 4,7km (phía Tiền Giang khoảng 4,33km; phía Vĩnh Long khoảng 0,4km, vận tốc thiết kế 100km/h). Trong đó, bề rộng mặt cầu phần xe chạy 25m; nhịp chính kết cấu dây văng dài 650m; nhịp dẫn kết cấu dầm Super T và dầm hộp đúc hẫng cân bằng dài 1.276m.

Theo Ban Quản lý dự án 7, cầu Mỹ Thuận 2 dự kiến hoàn thành vào năm 2023, sẽ kết nối hai tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ để hoàn thiện tuyến cao tốc từ TP.HCM đi Cần Thơ theo quy hoạch. Qua đó tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối các đường trục chính đã và đang được đầu tư xây dựng tại khu vực, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ thông thương giữa trung tâm kinh tế thương mại phía Nam và các tỉnh ĐBSCL, góp phần hoàn thiện hệ thống vận tải, logistic trong khu vực. Đồng thời giảm áp lực giao thông ngày càng lớn cho cầu Mỹ Thuận hiện hữu và quốc lộ 1, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách ngày càng tăng cao, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội khu vực Tây Nam bộ.

C 3 d án trng đim đã đưc khi công

Dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là dự án quan trọng quốc gia, đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22-11-2017. Trước mắt đầu tư 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh, với tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng. Trong đó có 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Như vậy, tính đến ngày 27-2-2020, cả 3 dự án thành phần thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước đều đã được khởi công xây dựng. Trong đó, dự án Cam Lộ - La Sơn đã khởi công 2 gói thầu vào tháng 9-2019; Dự án Cao Bồ - Mai Sơn (do Sở GTVT tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư) thi công từ cuối năm 2019. Riêng Dự án cầu Mỹ Thuận 2 dự kiến khởi công xây dựng phần đường dẫn và cầu dẫn trong quý 4/2019, nhưng vì lý do khách quan nên được dời đến thời điểm hiện nay.

Theo nhận định của Ban Quản lý dự án 7, việc xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 là rất cần thiết nhằm giảm ùn tắc cho cầu Mỹ Thuận hiện hữu. Cầu Mỹ Thuận hiện hữu được khánh thành vào tháng 5-2000, là cây cầu dây văng hiện đại nhất Việt Nam ở thời điểm lúc bấy giờ, với mục tiêu nhằm xóa cảnh “qua sông thì phải lụy phà”, rút ngắn thời gian lưu thông về TP.HCM và hướng lưu thông ngược lại cho các phương tiện. Chính vì vậy, ngày khánh thành và đưa vào sử dụng cũng là mốc son đáng nhớ đem lại niềm vui lớn cho 16 triệu dân vùng miền Tây sông nước. Tuy nhiên, sau 20 năm kể từ ngày đưa vào sử dụng cầu Mỹ Thuận, mật độ dân số khu vực này đã tăng lên gần 22 triệu người. Hiển nhiên, mật độ dân số tăng kéo theo lưu lượng giao thông tăng gây áp lực giao thông trên quốc lộ 1, nhất là vào những dịp lễ tết. Do đó, Bộ GTVT kỳ vọng tuyến cao tốc TP.HCM - Cần Thơ khi được nối thông bởi cầu Mỹ Thuận 2 sẽ giảm tải áp lực giao thông cho cầu Mỹ Thuận và quốc lộ 1. Đồng thời góp phần hoàn chỉnh tuyến kết nối trung tâm kinh tế Đông Nam bộ với các tỉnh ĐBSCL, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách ngày càng tăng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam bộ.

Đinh Đàm