Thứ bảy, 21/11/2020, 14h53

Khắc họa chân dung “Thầy cô trong mắt em”

Chân dung, nhng hình nh đp ca các thy cô giáo mi min đt nưc đã đưc chính hc sinh, sinh viên hãnh din khc ha, tôn vinh ti cuc thi ý nghĩa “Thy cô trong mt em” do Công đoàn Giáo dc Vit Nam va t chc.


Cô giáo Bùi Lê Xuân Trang (ch nhim lp 11A1 Trưng THPT Vĩnh Xuân - Vĩnh Long) cùng n sinh đi din ca lp giao lưu ti l trao gii cuc thi din ra  Hà Ni

Sau một năm, cuộc thi chính thức được tổng kết, trao những giải thưởng xứng đáng cho học sinh, sinh viên; trong đó, tác phẩm ấn tượng về cô giáo Bùi Lê Xuân Trang (Vĩnh Long) với “Câu chuyện xương rồng không gai” do tập thể lớp 11A1 Trường THPT Vĩnh Xuân (Vĩnh Long) thực hiện đã đoạt giải đặc biệt.

Tôn vinh nhng “mu hình” đp

Từ tháng 11-2019, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động cuộc thi “Thầy cô trong mắt em”, nhận những clip ghi lại hình ảnh về thầy, cô giáo có ấn tượng tốt, tác động tích cực tới việc rèn luyện, học tập của học sinh, sinh viên.

Cuộc thi thông qua những câu chuyện hay, hình ảnh đẹp do chính học sinh, sinh viên khắc họa về thầy cô giáo của mình sẽ phát hiện, tôn vinh các tấm gương nhà giáo tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Từ đó khơi dậy lòng yêu nghề trong các thầy cô, hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc.

Sau 1 năm, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi ở 26 đơn vị gồm 19 tỉnh thành và 7 trường ĐH với gần 500 tác phẩm. 11 tác phẩm có chất lượng đã được chọn để trao giải đặc biệt, giải nhất, giải nhì, giải ba, giải khuyến khích. Đồng thời, các tác phẩm có chất lượng cũng được phát trên kênh VTV7 Đài Truyền hình Việt Nam nhằm lan tỏa những câu chuyện đẹp trong toàn ngành, toàn xã hội.

Bên cạnh giải đặc biệt như đã nêu trên, giải nhất thuộc về tác phẩm “Nỗi nhớ con tàu” của nhóm tác giả Trường THPT Trần Nguyên Hãn (Hải Phòng). Giải nhì được trao cho tác phẩm “Ký ức trong em” của nhóm tác giả Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc và tác phẩm “Người thầy thắp sáng ước mơ” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc (Trường THPT Nguyễn Thái Học - Vĩnh Phúc). Giải ba được trao cho các tác phẩm: “Chiếc lá” của nhóm tác giả Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An); “Thầy giáo Đô rê mon” của nhóm tác giả Trường THPT Quỳ Hợp 2 (Nghệ An) và một tác phẩm khác của nhóm tác giả Trường THPT Đốc Binh Kiều (Đồng Tháp).

Bốn tác phẩm đoạt giải khuyến khích gồm: “Thầy cô A1 trong trái tim tôi” của nhóm tác giả Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; “Thanh xuân chúng em có cô” của nhóm tác giả Trường THPT chuyên Chu Văn An (Lạng Sơn); “Tình yêu thương và lòng nhiệt huyết của cô giáo chúng em” của nhóm tác giả Trường THPT Na Hang (Tuyên Quang) và tác phẩm của nhóm tác giả Khoa Công nghệ may thời trang - Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.


Cô giáo Bùi Lê Xuân Trang (ch nhim lp 11A1 Trưng THPT Vĩnh Xuân - Vĩnh Long) cùng n sinh đi din ca lp nhn gii đc bit t cuc thi

Ngoài ra, ban tổ chức cũng đã trao bằng khen cho các đơn vị triển khai tốt nhất cuộc thi gồm: Công đoàn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Công đoàn Giáo dục các tỉnh Vĩnh Phúc, Nghệ An và Đồng Tháp.

Cm hóa hc trò bng tình thương

Trong “Câu chuyện xương rồng không gai” (tác phẩm đoạt giải đặc biệt), các học sinh lớp 11A1 Trường THPT Vĩnh Xuân (Vĩnh Long) đã cảm phục và hãnh diện kể về câu chuyện cô giáo chủ nhiệm Bùi Lê Xuân Trang, người dùng tình yêu thương để cảm hóa một học sinh rất… đặc biệt; góp phần thay đổi định kiến, góc nhìn của các học sinh trong lớp về bạn mình.

Cụ thể, trong lớp có một nữ sinh vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngặt nghèo đã không đủ tự tin hòa nhập với bạn bè. Không thấu hiểu hoàn cảnh của nữ sinh này, nhiều học sinh khác trong lớp đã có cái nhìn không thiện cảm, thậm chí… ghét vì cho rằng em… khó ưa. Điều này càng khiến em nữ sinh trở nên cô độc. Bằng sự khéo léo của mình, cô giáo chủ nhiệm sau khi âm thầm tìm hiểu mọi chuyện, đã tìm cách lý giải cho các học sinh trong lớp về gia cảnh khốn khó và những điều kém may mắn mà bạn mình đang ngày ngày trải qua. Một cuộc sống thiếu vắng tình cha, 5 mẹ con bạn sống thiếu thốn trong căn nhà nhỏ, tạm bợ dựng sau vườn nhà ngoại với bữa no bữa đói. Sau khi nghe, đã có những cái thoáng giật mình trong lớp, những ánh mắt len lén xúc động. Hiểu được khốn khó của bạn mình rồi, nhiều em trong lớp đã chuyển ghét thành thương, từ xa cách đã bỗng trở nên gần gũi. Cả lớp đồng lòng, nghĩ cách chung góp tặng gia đình bạn một ít con giống gia cầm và vật dụng để nuôi, kiếm tiền trang trải. Và quan trọng, trên lớp, các em đã mở rộng vòng tay với bạn. Nữ sinh đặc biệt ấy cũng đã mở lòng.

“Chính tình cảm nồng ấm, nhiệt huyết, yêu thương thầm lặng của cô đã lay chuyển những trái tim học trò chúng em; giúp chúng em biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với người khác” - Nguyễn Thị Diễm Huỳnh (học sinh lớp 11A1 Trường THPT Vĩnh Xuân - Vĩnh Long) bộc bạch.

Khi được hỏi, mẫu hình “thầy cô trong mắt em” như thế nào, Diễm Huỳnh bày tỏ, mỗi thầy cô có một phong cách, dấu ấn riêng nhưng học trò chúng em cảm thấy hạnh phúc nếu được người thầy, cô chấp nhận đúng con người mình, dù chúng em là ai, có nhiều sai sót hoặc có những phần chưa hoàn thiện. Ngay cả khi chúng em có những điều khác biệt, nếu được thầy cô lắng nghe, sẻ chia, thấu cảm, chúng em sẽ có động lực để tốt lên từng ngày.

DP Đ TRI ÂN THY CÔ

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh đánh giá cao ý nghĩa và kết quả của cuộc thi; cho rằng, đây là cách sáng tạo để chính các học sinh, sinh viên lan tỏa hình ảnh người thầy, người cô đang ngày đêm tận tụy với sự nghiệp trồng người.

Thứ trưởng bày tỏ mong muốn cuộc thi sẽ được nhân rộng hơn nữa trong thời gian tới, để lan tỏa những hình ảnh, những tấm gương, sự hy sinh của các thầy, cô giáo trên mọi miền đất nước cũng như thể hiện lòng tri ân của các học sinh, sinh viên đối với thầy cô.

“Như cô chủ nhiệm của chúng em, thời gian qua đã dành lòng yêu thương, sự quan tâm thầm lặng cho học sinh của lớp. Cô dõi theo từng suy nghĩ, cử chỉ, hành động của mỗi bạn và từ đó thay đổi tích cực suy nghĩ của chúng em. Với cô, chúng em được lắng nghe, chia sẻ và được chấp nhận con người của chính mình. Cô chính là hình mẫu người giáo viên mà chúng em yêu mến!” - Diễm Huỳnh nói.

Còn với cô giáo Bùi Lê Xuân Trang (chủ nhiệm lớp 11A1 Trường THPT Vĩnh Xuân - Vĩnh Long), những điều gì xuất phát từ trái tim sẽ dễ đi đến trái tim. Tôn trọng học sinh, chấp nhận sự khác biệt ở mỗi em, đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của các em để cảm nhận, đưa ra hành động phù hợp… chính là điều cô luôn tâm niệm. “Khi hiểu rõ hoàn cảnh, tính cách mỗi em, người giáo viên sẽ dễ biết cách kịp thời hỗ trợ, chia sẻ tâm tư, tháo gỡ vướng mắc cũng như tạo động lực để các em tự vươn lên” - cô giáo Xuân Trang thổ lộ.

Không chỉ với các học sinh trong lớp đang chủ nhiệm, 4 năm nay, cô Xuân Trang cũng tìm cách kết nối mạnh thường quân kiếm nguồn học bổng cho một số sinh viên gia cảnh khó khăn, trong đó, có em nhận được mức 1 triệu đồng/tháng, có em mức 2 triệu đồng/tháng cho đến khi ra trường.

Bức chân dung của chính “thầy cô trong mắt em” nhiều khi chỉ giản dị, chân phương nhưng đầy nhân ái đến vậy!

Mê Tâm