Thứ năm, 16/1/2020, 21h04

Khi phụ huynh được… học cùng con

Hin nay, nhm công khai cht lưng giáo dc ca nhà trưng, các tiết hc m đã đưc nhiu trưng áp dng. Không ch m v không gian hc, đi mi phương pháp ging dy, tiết hc m còn có s tham gia ca ph huynh hc sinh…

Các ph huynh (ngi sát tưng) theo dõi mt hot đng gia cô giáo và hc sinh trong tiết hc

Đơn cử như tiết học tự nhiên - xã hội với bài: “Ôn tập về con người và sức khỏe” ở lớp 1/10 Trường Tiểu học Bình Trị 2 (Q.Bình Tân, TP.HCM) diễn ra ở hội trường đầy hào hứng, sôi nổi với sự tham gia đông đảo của phụ huynh học sinh toàn khối 1.

Va hc va chơi!

Trong tiết học, cô Nguyễn Thị Thanh Huyền (giáo viên chủ nhiệm lớp) chia học sinh ra thành 6 nhóm; suốt tiết học, các nhóm được tham gia những trò chơi thú vị, như thám tử của các giác quan, xem phim, xếp hình, trắc nghiệm đúng sai… Ở mỗi trò chơi, học sinh được làm việc cá nhân, làm việc nhóm, bày tỏ chính kiến. Gắn với mỗi trò chơi, cô Huyền đều lồng vào đó những bài học về bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tình yêu thương, chia sẻ. “Để bảo vệ cơ thể mình, các em không nên tự ý sử dụng đồ ăn, thức uống bừa bãi, tránh bị ngộ độc”, đó là bài học đầu tiên được cô Huyền rút ra từ trò chơi thám tử của các giác quan. Cũng với trò chơi này, học sinh còn được xem những bức tranh về trẻ bị khuyết tật, từ đó cô Huyền dạy các em biết trân trọng, giữ gìn cơ thể mình và có sự cảm thông, không chê bai những người khuyết tật, kém may mắn. “Có một cơ thể khỏe mạnh, đầy đủ là điều may mắn, hạnh phúc. Các em hãy hứa với ba mẹ là luôn giữ gìn cho cơ thể mình được khỏe mạnh nhé!”, cô Huyền nhắn nhủ học sinh trong lớp.

Ngoài ra, đó còn là bài học về tính kỷ luật, ý thức tự giác trong việc chăm sóc bản thân; bài học về sự chia sẻ, biết quan tâm giúp đỡ ba mẹ những công việc nhà đơn giản; bài học về rèn luyện thân thể qua những trò chơi vận động bổ ích… “Khi chơi gì các em cũng phải suy nghĩ, lựa chọn những trò chơi phù hợp để rèn luyện và đảm bảo sức khỏe. Nhất là không được mang những trò chơi nguy hiểm vào trường, bởi có thể sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể mình và cơ thể bạn bè xung quanh”, cô Huyền lưu ý.

Công khai cht lưng giáo dc đến ph huynh

Lần đầu tiên được học cùng con trong tiết học tự nhiên - xã hội, chị Phan Ngọc Thùy Vân (phụ huynh em Nguyễn Phan Gia Bảo) không giấu được cảm xúc hạnh phúc. Chị chụp hình con tham gia các hoạt động, phát biểu, rồi gửi hình cho chồng (đang làm việc ở cơ quan) xem qua mạng xã hội. “Hai vợ chồng tôi rất vui, không nghĩ rằng con học ở lớp lại hoạt bát và tự tin đến thế. Ngày trước, khi mới cho con đi học, cả nhà rất lo vì con nhút nhát. Khi được học cùng con, thấy con vừa học vừa chơi, được cười nói vui vẻ mà vẫn tiếp thu bài tốt, tôi mừng lắm!”, chị Vân bày tỏ. Đây cũng là cảm xúc của chị Ngô Thị Anh (phụ huynh em Lê Chấn Phong) sau khi được trải nghiệm học cùng con. Chị Anh chia sẻ: “Học cùng con tôi mới thấy cô giáo cực quá, bởi các cháu mới vào lớp 1 còn hiếu động và nghịch ngợm. Trong tiết học, cô giáo liên tục phải “điều chỉnh” hành động của các cháu, vừa mới điều chỉnh hành động của cháu này xong lại quay sang điều chỉnh tiếp cháu khác. Qua tiết học tôi thấy rằng, mỗi phụ huynh ngoài việc kèm con học thì cần phải cố gắng hơn nữa trong việc rèn ý thức cho con ở nhà”.

Ph huynh đng la mng nếu tr không tp trung

Theo cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, trong việc dạy con ở nhà, phụ huynh không nên la mắng khi thấy con không tập trung học. Phụ huynh hãy tìm những hoạt động gắn với trẻ để hướng các em đến sự tập trung. Ở tuần đầu tiên, phụ huynh có thể dạy con tập trung được trong 5 phút, tuần tiếp theo tăng lên 10 phút. Làm liên tục như thế trong 3-4 tuần để hình thành thói quen cho con. Song song với việc rèn kỹ năng tập trung, theo cô Huyền, phụ huynh cũng cần quan tâm dạy con biết “dạ thưa”, lễ phép trong giao tiếp, không nên chiều con quá mức...

Hc sinh tranh lu hot đng xếp hình

Theo cô Huyền, với học sinh lớp 1 mới chuyển từ mẫu giáo lên tiểu học, kỹ năng mà các em yếu nhất là sự tập trung. Tiết học thường bị ngắt quãng liên tiếp bởi “một em thò tay xuống hộc bàn nghịch đồ chơi, một em lấy bánh ra ăn, một em quay qua chọc bạn, một em vân vê tờ giấy…”. “Với mỗi học sinh, tôi mất ít nhất 5 phút để ổn định. Vừa ổn định em này xong, bắt đầu bài học lại có một em khác đùa giỡn. Chính sự thiếu tập trung này mà khi dạy con ở nhà, phụ huynh cũng rất dễ nổi nóng với con. Thế nhưng, với tôi, không thể tùy tiện nổi nóng với các em. Chỉ cần tôi lớn giọng một lần là các em sẽ khóc. Và như vậy, các em sẽ nghĩ rằng đi học, đi đến trường là sự ép buộc”, cô Huyền chia sẻ. Từ thực tế này, cô Huyền bày tỏ, giáo viên rất cần phụ huynh đồng hành cùng trong việc rèn kỹ năng tập trung cho trẻ; đồng thời có sự thông cảm cho giáo viên nếu trong một phút giây nào đó thầy cô “không kìm được cảm xúc làm học sinh hoảng sợ”.

Được biết, đây là năm đầu tiên Trường Tiểu học Bình Trị 2 đưa hoạt động “Open house” vào kế hoạch giảng dạy của khối 1. Theo thầy Lê Văn Hòa (Phó Hiệu trưởng nhà trường), đây là cách để nhà trường công khai chất lượng giáo dục đến phụ huynh; đồng thời để phụ huynh có cơ hội tìm hiểu việc học của con ở trường để từ đó có sự phối hợp, hỗ trợ cùng với giáo viên, với nhà trường trong việc giáo dục trẻ. “Những trải nghiệm khi học cùng con sẽ giúp phụ huynh đánh giá rõ sự tiến bộ của con hàng ngày. Và qua việc học cùng con, nhà trường cũng mong muốn ghi nhận những ý kiến đóng góp của phụ huynh để có sự điều chỉnh, hướng đến việc giáo dục trẻ tốt hơn”, thầy Hòa nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa