Thứ ba, 3/11/2020, 20h56

“Khoác áo” mới cho tác phẩm văn học

V truyn tranh, thc hin phim hot hình là cách đ hơn 300 hc sinh (HS) lp 9 Trưng THCS Nguyn Du (Q.1, TP.HCM) tái hin li nhng tác phm văn hc trong chương trình Ng văn 9. Hot đng trên nm trong d án tích hp liên môn, không ch giúp tiết hc môn văn sinh đng hơn mà quan trng là trang b cho HS k năng đc hiu, t hc, t nghiên cu - nhng k năng các em còn yếu trong môn này.


Tác phm Lng l Sa Pa đưc chuyn th thành truyn tranh bng nhng nét v sinh đng, gn gũi
 

Trong 5 tuần triển khai, dự án đã thu được 32 sản phẩm truyện tranh và phim hoạt hình, tái hiện lại 6 tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 9. Để thực hiện dự án, mỗi lớp được chia thành 4 nhóm và bốc thăm tác phẩm văn học mà nhóm có nhiệm vụ tái hiện. “Hình thức vẽ tranh, sáng tác phim về tác phẩm văn học là phương pháp giảng dạy không quá mới tại trường, song ở dự án lần này, điểm mới là HS được triển khai ở cả các tác phẩm trong chương trình mà các em chưa được thầy cô dạy đến”, thầy Võ Kim Bảo (giáo viên môn ngữ văn của trường) cho biết.

Việc cho HS tiếp cận trước với tác phẩm rồi chuyển thể thành truyện tranh, phim hoạt hình, theo thầy Bảo, chính là cách để tăng cường khả năng đọc hiểu của các em. “Để có thể tái hiện một tác phẩm văn học thành tác phẩm truyện tranh hay một bộ phim hoạt hình thì trước hết bắt buộc HS phải nắm được nội dung cốt truyện, từ tính cách, bối cảnh nhân vật, hoàn cảnh lịch sử, từ đó mới xây dựng và phát triển được ý tưởng. Kết hợp với các bộ môn khác như mỹ thuật, kỹ thuật, tin học, thông qua sự sáng tạo, các em sẽ thể hiện, truyền tải nội dung tác phẩm văn học bằng chính cách hiểu của bản thân”, thầy Bảo chia sẻ. Do vậy, theo thầy Bảo, dự án ngoài mong muốn mở ra sân chơi để HS được thể hiện khả năng sáng tạo, trang bị các kỹ năng về làm việc nhóm, lãnh đạo, xây dựng thời gian học tập khoa học thì điều quan trọng nhất vẫn là để mỗi em phải làm quen với việc tóm tắt trước tác phẩm, định hình ra những ý chính, để khi học đến tác phẩm giáo viên sẽ có sự thuận lợi hơn trong truyền tải kiến thức đến HS. “Ở 2 lớp có thể sẽ có các nhóm cùng tái hiện chung 1 tác phẩm văn học, thế nhưng cách thể hiện của mỗi nhóm lại có sự khác biệt trong việc viết lời thoại, tạo hình nhân vật, màu sắc bối cảnh… Tất cả phụ thuộc vào sự chăm chút của HS đối với tác phẩm, nhân vật”, thầy Bảo cho hay.

Được giao nhiệm vụ tái hiện lại tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa qua những nét vẽ truyện tranh sinh động kết hợp vẽ trên máy tính và vẽ tay, nhóm của em Liêu Lin Chi (lớp 9/4) đã mất cả tháng để tóm tắt tác phẩm, biên tập các phân đoạn chính, xây dựng cốt truyện, tạo hình nhân vật… “12 thành viên trong nhóm được giao mỗi người một nhiệm vụ. Khó nhất là làm sao tạo được hình ảnh nhân vật sinh động, sáng tạo nhưng vẫn gắn liền với nội dung cốt truyện, không chệch ra ngoài bối cảnh câu chuyện”, Lin Chi chia sẻ. Trong khi đó, với yêu cầu tái hiện tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí Hồi thứ mười bốn, nhóm của em Trần Song Hà Vy (lớp 9/3) sử dụng hình thức dựng phim hoạt hình. “Đây là một tác phẩm văn học lịch sử, việc sử dụng phim hoạt hình để tái hiện sẽ giúp tác phẩm trở nên bớt khô khan, thu hút người xem. Để có thể dựng hoàn chỉnh một thước phim dài 10 phút, cả nhóm phải nghiên cứu thật kỹ tác phẩm, đọc thêm các hồi 13, 15 để hiểu hơn tác phẩm, nhân vật, bối cảnh lịch sử, tìm hiểu qua nghệ thuật múa rối truyền thống để làm phim một cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, yêu cầu của một tác phẩm văn học lịch sử khi tái hiện khắt khe hơn rất nhiều so với các tác phẩm văn học đương đại vì đòi hỏi phải chính xác về trang phục, cách xưng hô trong lời thoại, thậm chí đến màu sắc gương mặt…”, Hà Vy nói.

Qua mỗi sản phẩm trong dự án, HS được giáo viên cho điểm đánh giá thường xuyên. “Đề thi tuyển sinh 10 môn ngữ văn đòi hỏi khả năng đọc hiểu của HS. Qua cách đổi mới đánh giá theo hướng gần gũi này sẽ từng bước để các em làm quen, trang bị dần kỹ năng đọc hiểu bắt kịp với yêu cầu của thi cử”, thầy Bảo nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa