Thứ bảy, 9/11/2019, 20h49

Khởi nghiệp phải dám… thất bại

Đi vi khi nghip, chưa tng tht bi nghĩa là đã… tht bi, vì không dám bưc ra khi vùng an toàn s chng to đưc đt phá đ đến đưc mt thành công nào c.

ThS. Văn Đinh Hng Vũ (nhà sáng lp - CEO D án ng dng Elsa Speak) cùng các din gi chia s câu chuyn khi nghip trong sinh viên

Bài học khởi nghiệp tưởng chừng đơn giản nhưng lại được xem là “xương máu” đã được ThS. Văn Đinh Hồng Vũ (nhà sáng lập - CEO Dự án ứng dụng Elsa Speak) chia sẻ với sinh viên Trường ĐH Văn Lang trong một chương trình bàn về “Trí tuệ nhân tạo (AI) - Blockchain” mới đây.

Khó thành công nếu lo đt đim cao, chn an toàn

ThS. Văn Đinh Hồng Vũ tốt nghiệp thạc sĩ ngành giáo dục và quản trị kinh doanh ĐH Stanford (Mỹ), từng giữ vị trí Trưởng dự án cao cấp của Booz & Company (một trong 4 tập đoàn tư vấn hàng đầu nước Mỹ), là người châu Á đầu tiên làm trợ lý Giám đốc Tập đoàn Maersk (tập đoàn vận tải và năng lượng có trụ sở tại 136 quốc gia) và là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2018.

 “Thời xưa đi học, tôi chỉ nghĩ miễn sao khi ra trường xin được vào một công ty tốt, làm tốt, từ từ thăng tiến và đạt được những thành công nhất định trong công việc. Đây đã là thành công lớn của bản thân rồi. Khái niệm khởi nghiệp lúc đó rất xa vời vì bản thân cũng không biết bắt đầu từ đâu, thực hiện như thế nào. Ngay cả khi đi học ở một vùng đất khởi nghiệp tại ĐH Stanford (Mỹ), bạn bè xung quanh hào hứng khởi nghiệp, tôi cũng không nghĩ mình sẽ làm như họ. Bởi nhìn thấy quá trình khởi nghiệp để đi đến thành công là một chặng đường rất dài và khó, số lần thất bại nhiều hơn thành công. Nhưng sau tôi chọn khởi nghiệp vì những trăn trở, thôi thúc mình làm những điều chưa ai làm, những điều có ý nghĩa với xã hội” - ThS. Văn Đinh Hồng Vũ chia sẻ.

Nhớ lại mùa hè đầu tiên khi học cao học ở nước ngoài, với kết quả học tập cao, chị Vũ tự tin đi ứng tuyển ở nhiều công ty nhưng lại thậm chí không được mời phỏng vấn. Thất bại đầu đời này được chị chỉ ra nguyên nhân nằm ở sự… ngông cuồng, nghĩ mình… cao hơn người khác. Lần thất bại thứ 2 là khi khởi nghiệp, chị đưa ra sản phẩm không sát nhu cầu thực tế của mọi người. Trước sinh viên, chị đúc kết, khi khởi nghiệp, chi phí giải pháp rất lớn, do vậy, đừng bắt đầu từ giải pháp của mình, hãy bắt đầu từ nhu cầu của người khác. Bên cạnh đó, khi đã nhìn thấy giải pháp khởi nghiệp mình đưa ra không phù hợp, đừng dừng lại sửa chữa quá lâu sẽ không đủ chi phí duy trì khởi nghiệp tiếp sau đó.

GS. Trần Hồng Quân (nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT): Kỳ vọng nhiều ở thế hệ trẻ!

Đặt vấn đề khởi nghiệp trong cơn bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có thể thấy cuộc cách mạng này dành cơ hội đồng đều cho các nước phát triển và đang phát triển. Cuộc cách mạng lần này chủ yếu dựa vào trí tuệ nhưng cũng có thách thức vì nếu chúng ta không nắm bắt cơ hội vươn lên kịp thời sẽ mãi mãi lạc hậu vì tốc độ cuộc cách mạng là rất lớn. Nếu chúng ta không chấn chỉnh lại, không coi đây là cuộc cách mạng thực sự mà chỉ tham gia theo phong trào, thậm chí nói nhiều làm ít sẽ có nguy cơ lạc hậu vĩnh viễn. Đó là điều thực sự đáng lo ngại.

Tuy không còn đủ “sức trẻ” để trực tiếp tham gia, vào cuộc nhưng chúng tôi hết sức trông đợi, kỳ vọng thế hệ trẻ sẽ có sự đổi mới quan trọng trong lần này. Mong các bạn trẻ nuôi ý chí của mình, làm sao đó, từng người một đóng góp xây dựng đất nước, để đất nước không bị đi sau, tụt hậu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

GS. Trn Hng Quân 
(nguyên B trưng B GD-ĐT) chia s ý kiến ti chương trình

Nhưng bài học lớn nhất, “đau thương” nhất khi khởi nghiệp mà chị Vũ rút ra, gửi gắm các sinh viên chính là đừng để “thất bại vì chưa từng… thất bại”. Điều này xuất phát từ việc chưa dám thử chơi những cuộc chơi lớn hơn, thay vào đó lại chọn xu hướng an toàn như chú tâm học để đạt điểm cao, thành tích tốt.

Từ năm 2015 đến nay, chị Vũ là nhà sáng lập - CEO Dự án ứng dụng Elsa Speak (ứng dụng duy nhất luyện phát âm chuẩn giọng bản ngữ hoạt động theo cơ chế của trí thông minh nhân tạo - AI). Chị và ứng dụng Elsa được Forbes nhắc đến trong danh sách 4 công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo thay đổi thế giới và lọt top 5 các ứng dụng AI hàng đầu hiện nay.

Xem tht bi là “bưc dng” quan trng

TS. Vũ Duy Thức (nhà sáng lập - CEO Kambria & Ohmnilabs, người từng được Tạp chí Silicon VAIley Business JournAI vinh danh top 40 người dưới 40 tuổi nổi bật nhất tại thung lũng Silicon năm 2017, đồng thời cũng là đồng sáng lập tổ chức giáo dục phi lợi nhuận VietAI hỗ trợ và phát triển cộng đồng nghiên cứu AI Việt Nam) cũng kể ra rất nhiều thất bại trong quá trình khởi nghiệp. Trong đó, đáng nhớ nhất là lần khởi nghiệp đầu tiên tạo 1 sản phẩm dùng trên facebook đã thất bại sau 6 tháng vì không ai sử dụng cả. “Và bài học rút ra là đừng bao giờ đưa ra sản phẩm mà người tiêu dùng không có nhu cầu cũng như đừng đưa ra sản phẩm hoàn thiện, vì như vậy sẽ rất mất thời gian” -  TS. Thức nhìn nhận.

Dù thất bại nhiều, nhưng nhiều ý kiến cũng chỉ ra, đó là điều khó tránh khỏi trong hành trình khởi nghiệp. Thực tế trong ai cũng có mầm khởi nghiệp, chúng ta khởi nghiệp đều nhằm thành công nhưng cũng nên chuẩn bị tâm thế chấp nhận thất bại và xem đây là “bước dừng” quan trọng để có được những kinh nghiệm, thành công sau này.

Bài, ảnh: Mê Tâm