Thứ bảy, 4/1/2020, 21h40

Khởi nghiệp trong kỷ nguyên số: Muốn bắt đầu hãy trở thành người dẫn đầu

Các chuyên gia đưa ra lưu ý trên trong chương trình tư vn hc đưng ln 3 năm hc 2019-2020 vi ch đ “Tinh thn khi nghip trong k nguyên s” din ra ti Trưng THPT Nguyn Khuyến (Q.10) cui tun qua. Chương trình do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp cùng Trưng ĐH FPT t chc vi mc tiêu giúp hc sinh trang b kiến thc, k năng đ sn sàng bưc ra thế gii.

Mt hc sinh n Trưng THPT Nguyn Khuyến đt câu hi cho các chuyên gia

“Trng dây khoai lang thì đng mong gt đưc trái cherry”

Theo chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo, muốn đạt được thành quả, chúng ta phải bỏ ra rất nhiều công sức và sự nỗ lực, không ai “gieo” thứ bình thường mà “gặt” được thứ hoành tráng, cũng giống như khi trồng dây khoai lang thì trong tương lai chỉ thu được củ khoai lang chứ không thể nào thu hoạch được trái cherry. Bởi cherry có giá cao, để có được, người nông dân phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức chăm bón trong khi đó khoai lang dễ trồng, dễ sinh trưởng, không tốn quá nhiều công sức, giá lại không cao. “Muốn làm điều gì đó, chúng ta phải có cách thức, phương pháp, công bỏ ra bao nhiêu thì thu lại được bấy nhiêu. Thời đại của chúng ta khác nhiều so với thời ông bà, cha mẹ, do đó giá trị thành công của chúng ta cũng khác. Thành công ngày nay không chỉ có nhà lầu, xe hơi mà phải trở thành công dân toàn cầu, dễ thích nghi, được sống với sở thích, đam mê và cả năng lực. Trong cuộc sống, đôi khi cũng có những điều may mắn đến với chúng ta nhưng rất hiếm hoi. Chúng ta không thể nào ngồi một chỗ chờ đợi may mắn mà tự bản thân phải đi tìm. Nhưng phải lưu ý đừng chạy theo những điều viển vông, hào nhoáng”, bà Thảo lưu ý.

Trước thông tin này, em Mạch Kim Anh (học lớp 12A4) thắc mắc: “Em đã xác định được đam mê nhưng chưa biết nên thực hiện ngay từ bây giờ hay lo học, chọn ngành nghề nào đó ổn định rồi mới thực hiện đam mê?”. Với vấn đề này, bà Thảo cho rằng học ĐH không phải là điều đơn giản, phải trải qua nhiều gian nan mới có thể tốt nghiệp, trong khi hành trình học một ngành nghề ổn định, sau đó mới thực hiện đam mê lại càng chông gai hơn. “Tốt nhất ngay từ bây giờ, các em nên xác định thật kỹ bản thân đam mê cái gì, có năng lực nào, sức khỏe và điều kiện kinh tế ra sao để thực hiện đam mê vì mỗi công việc, ngành nghề đều đòi hỏi tố chất khác nhau. Nếu thấy những điều đó mình có đủ thì cứ theo đuổi ngay từ đầu, không cần phải chờ đợi”,  Thảo khuyên.

Khi nghip khi còn hc ph thông có quá sm?

Đây là câu hỏi em Thanh Thảo (học lớp 12A7) đặt cho các chuyên gia. Giải đáp câu hỏi này, ông Trần Tuấn Anh (Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp, Trường ĐH FPT) cho biết khởi nghiệp không phân biệt tuổi tác, khi nào chúng ta có kiến thức, kỹ năng, năng lực và thấy mình muốn khởi nghiệp thì có thể bắt đầu. “Có rất nhiều người khởi nghiệp thành công từ khi còn là học sinh, sinh viên, bởi đi học vẫn có thể khởi nghiệp chứ không nhất thiết đợi nghỉ học mới làm được. Tuy nhiên, đây là con đường gian nan, không dễ thành công. Muốn khởi nghiệp thì phải chuẩn bị tâm lý thất bại, rủi ro để có thể đứng lên bắt đầu lại; lưu ý là muốn bắt đầu thì hãy trở thành người dẫn đầu, nếu chúng ta không xây dựng giấc mơ cho mình thì người khác sẽ thuê ta để xây dựng giấc mơ cho họ”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi của một học sinh nam về việc muốn khởi nghiệp sản xuất phim thì nên làm một mình hay phải có đồng đội, ông Tuấn Anh phân tích: Muốn đi nhanh thì nên đi một mình, muốn đi xa thì phải có đồng đội. Trong khởi nghiệp cũng vậy, để khởi nghiệp thành công, lâu dài ngoài khả năng của bản thân thì cần phải có đồng đội hỗ trợ vì kiến thức của mỗi người có một giới hạn nhất định, trong khi dấn thân vào con đường khởi nghiệp đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Khi có đồng đội, họ sẽ bổ sung cho chúng ta nhiều kiến thức chuyên môn như: marketing, tài chính, bán hàng…, đồng thời cùng tạo nên sức mạnh để đưa khởi nghiệp vươn xa. Tương tự, em Thanh Trúc (học lớp 10B1) bày tỏ: “Em thích kinh doanh nhưng gia đình muốn em theo nghề điều dưỡng. Vậy học điều dưỡng có thể khởi nghiệp được không?”. Chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo trả lời: Trước tiên, các em nên xem mình có năng lực với ngành nghề nào, nếu có năng lực một trong hai ngành thì càng tốt vì học điều dưỡng ra vẫn có thể khởi nghiệp. Trong quá trình học, các em nên cố gắng học thật tốt, sau đó có thể học thêm khóa kinh doanh để có kiến thức cả hai lĩnh vực; với ngành điều dưỡng, chúng ta có thể mở trung tâm chăm sóc sức khỏe, phòng khám…, điều quan trọng là phải có nghiệp vụ, chuyên môn và khẳng định năng lực để tạo sự tin tưởng cho người bệnh. “Trong quá trình chọn ngành nghề, nếu không tìm được tiếng nói chung với cha mẹ thì chúng ta nên bình tĩnh, dùng chiến thuật “mưa dầm thấm lâu” để không phiền lòng cha mẹ”, bà Thảo gợi ý.

Bài, ảnh: H Trinh