Thứ sáu, 26/11/2021, 15h59

Khôi phục thị trường xuất khẩu lao động

Dch Covid-19 còn din biến phc tp và khó lưng nhưng mt s quc gia đã m ca tiếp nhn lao đng nưc ngoài. Đây là cơ hi cho doanh nghip xut khu lao đng (XKLĐ) cũng như ngưi lao đng.

Gi th trưng truyn thng, m rng th trưng mi

Ông Tống Hải Nam (Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2021 là 42.818 người, đạt 47,57% kế hoạch năm (kế hoạch năm 2021 là 90.000 người). Thị trường tiếp nhận chủ yếu vẫn là các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Rumani, Trung Quốc, Serbia, Singarpore, Hàn Quốc, Uzberkistan, Algeria… Được biết, năm 2020, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt hơn 78,6 ngàn người. Các chuyên gia lao động cũng dự báo, khi hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mở cửa trở lại thì vẫn ảnh hưởng đến quy mô so với trước đó. Đại diện Công ty TNHH Esuhai (TP.HCM) cho biết dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp XKLĐ gặp khó khăn. Việc mở lại các chuyến bay đến các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc… là tín hiệu lạc quan cho việc XKLĐ.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp XKLĐ rơi vào tình cảnh “sống dở, chết dở” vì dịch bệnh. Công ty Đào tạo và Cung ứng lao động Đông Nam (TP.HCM) cũng không ngoại lệ. Bà Hoàng Thụy Như (đại diện Công ty Đông Nam) chia sẻ: “Dịch bệnh kéo dài, mọi hoạt động đều ngưng trệ, người lao động lo một thì doanh nghiệp chúng tôi lo mười. Hy vọng từ nay đến cuối năm, với việc mở lại đường bay đến các quốc gia, là những thị trường tiếp nhận lao động lớn nhất, Việt Nam sẽ dần phục hồi việc XKLĐ”.

Theo bà Như, trong “nguy có cơ”. Bốn tháng qua doanh nghiệp có cơ hội đánh giá và xây dựng lại chiến lược, phân tích thị trường. Cụ thể là mở rộng thêm các thị trường mới ngoài những thị trường truyền thống và đặc biệt là mở rộng cung ứng lao động ở một số ngành nghề mới. Về phía người lao động, công ty cũng đào tạo bài bản hơn về chuyên môn, ngoại ngữ…, đáp ứng yêu cầu của các đơn vị đối tác.

Tín hiu vui

Mới đây (5-11), Bộ Ngoại giao Nhật Bản chính thức thông báo nới lỏng nhập cảnh cho một số đối tượng thuộc diện ưu tiên trong chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ Nhật Bản, trong đó có thực tập sinh và lao động Việt Nam. Sau khi nhập cảnh, công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn quản lý có trách nhiệm quản lý các hoạt động đi lại và cách ly của thực tập sinh và người lao động. Theo đó, điều kiện phòng dịch được quy định như sau: Đối với người đã được tiêm ngừa đủ 2 mũi (ít nhất sau 14 ngày) bằng một trong 3 loại vắc-xin đã được phê duyệt ở Nhật Bản (Pfizer, Mordena, Astrazeneca) và có kết quả xét nhiệm RT-PCR âm tính 72 giờ trước khi nhập cảnh. Thời gian cách ly tại nhà đã được rút ngắn xuống còn 3 ngày sau khi nhập cảnh.

Đối với những người chưa tiêm ngừa đầy đủ hoặc tiêm bằng các loại vắc-xin khác, ngoài việc có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính 72 giờ trước khi nhập cảnh thì vẫn phải cách ly tại nhà 14 ngày sau khi nhập cảnh (có thể xét nghiệm sau 10 ngày âm tính thì được kết thúc thời gian cách ly). Sau thời gian cách ly có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính thì sẽ được di chuyển tới nơi làm việc dưới sự giám sát của đơn vị sử dụng lao động và nghiệp đoàn quản lý về sử dụng phương tiện công cộng… Theo lộ trình, trong tháng 11-2021, Nhật Bản chỉ nhận hồ sơ xin nhập cảnh đối với thực tập sinh được cấp tư cách lưu trú trong khoảng thời gian từ ngày 1-1 đến 30-6-2020; tháng 12-2021, nhận hồ sơ thực tập sinh được cấp tư cách lưu trú trong khoảng từ ngày 1-1 đến 31-12-2020; tháng 1-2022, nhận hồ sơ thực tập sinh được cấp tư cách lưu trú trong khoảng từ ngày 1-1-2020 đến 31-12-2021; từ tháng 2-2022, tùy tình hình kiểm soát dịch bệnh sẽ cho nhận hồ sơ toàn bộ.

Thị trường truyền thống hàng năm tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam là Đài Loan cũng đã có thông báo về việc mở cửa tiếp nhận lao động nước ngoài trong tháng 11-2021. Dự kiến, Đài Loan tạm thời tiếp nhận lao động đến tháng 12-2021 phụ thuộc vào việc các nước cung ứng lao động đáp ứng các điều kiện phòng dịch mà lãnh thổ này đề nghị. Các doanh nghiệp dịch vụ có kế hoạch phòng dịch được cơ quan chủ quản ở các nước cung ứng lao động đồng ý bằng văn bản để cơ quan chức năng Đài Loan có căn cứ thẩm tra và cấp thị thực. Nước cung ứng lao động sẽ cung cấp danh sách các cơ sở thực hiện xét nghiệm RT-PCR cho người lao động, tối đa là 50 cơ sở và phải được sự đồng ý của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đài Loan. Cơ quan chủ quản đôn đốc, chỉ đạo doanh nghiệp dịch vụ thực hiện kế hoạch phòng dịch trong quá trình người lao động tham gia đào tạo như xét nghiệm RT-PCR, giãn cách và phải cách ly, xét nghiệm trước khi xuất cảnh.

Đài Loan dự kiến sẽ áp dụng hệ thống thang điểm đánh giá mức độ ưu tiên lao động nước ngoài nhập cảnh dựa trên tình trạng tiêm vắc-xin của người lao động, tình hình kiểm soát dịch bệnh tại quốc gia cung ứng lao động và điều kiện phòng dịch của người sử dụng lao động ở Đài Loan sau khi người lao động nhập cảnh,

Ông Tống Hải Nam cho biết để nhanh chóng khôi phục lại hoạt động XKLĐ, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tích cực phối hợp với các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam có những chính sách hỗ trợ cho người lao động như việc cấp visa và các thủ tục để đủ điều kiện xuất nhập cảnh…

T.Hng - T.Tri

Mt phiên giao dch vic làm dành cho thc tp sinh Nht Bn vc (nh chp trưc khi dch Covid-19 bùng phát). Ảnh: T.Tri