Thứ tư, 7/12/2022, 15h15

Không sử dụng ma túy dù chỉ một lần

Ma túy đã và đang len li vào môi trưng hc đưng. Nhiu hc sinh b d d, lôi kéo tr thành nn nhân hoc tham gia tàng tr, mua bán ma túy gây ra nhng h ly nghiêm trng trong đi sng xã hi cũng như bn thân các em. Vì vy, hc sinh cn phi có kiến thc, tránh xa ma túy, không th dù ch mt ln.


Đi úy Tô Nguyn Khánh Lý (Bí thư Đoàn Thanh niên Công an Q.Tân Bình) tương tác vi hc sinh v cách nhn biết cht ma túy

Đây là lời cảnh báo của các chuyên gia trong chương trình “Cùng em vững bước” với chủ đề “Cách nhận biết một số chất gây nghiện trong học đường” do Trường THCS Tân Bình (Q.Tân Bình) phối hợp với Hội đồng Đội TP.HCM tổ chức mới đây.

70% ti phm là ngưi có s dng ma túy

Trao đổi với học sinh, Đại úy Tô Nguyễn Khánh Lý (Bí thư Đoàn Thanh niên Công an Q.Tân Bình) cho biết, trên thế giới có nhiều loại ma túy. Trong đó có 540 chất có trong danh mục quy định của Chính phủ và được chia thành 3 loại: Ma túy tự nhiên; bán tổng hợp và tổng hợp. Cụ thể, ma túy tự nhiên là ma túy có sẵn trong tự nhiên, chế phẩm của một số loài thực vật như cây thuốc phiện, cây cần sa, cocain. Trong đó, thuốc phiện là chất ma túy được chiết xuất từ cây anh túc, có tác dụng tạo cảm giác hưng phấn, không biết đau, không biết mệt, không cảm thấy đói, tinh thần tỉnh táo. Biểu hiện của loại ma túy này làm buồn nôn, chán ăn, đổ mồ hôi, co giật, khó ngủ và thay đổi tâm trạng. Còn cocain là loại ma túy chiết xuất từ lá cây coca, có tinh thể hình kim, không màu và không mùi, vị hơi đắng mát và gây cảm giác hơi tê cho đầu lưỡi. Đây là một chất ma túy gây nghiện mạnh và có khả năng gây hoang tưởng khiến người dùng trầm cảm, mệt mỏi, tăng sự thèm ăn, mất ngủ, suy nghĩ chậm và bồn chồn. Cần sa loại ma túy chiết xuất từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Trong cây cần sa có chất THC (Delta 9 tetrahydrocannobinol), khi đi vào cơ thể sẽ thấm vào máu qua thành phổi hoặc qua màng bao tử và ruột non. Sau đó, máu chuyển chất THC lên não và tạo ra cảm giác “phê thuốc” cho người dùng. Ngoài ra còn nhiều loại ma túy khác như: Ma túy đá, thuốc lắc…

Ma túy cũng là nguồn gốc làm phát sinh tội phạm. Theo thống kê, có đến 70% tội phạm là người có sử dụng ma túy. Bởi ma túy thường có giá thành đắt nên khi vướng vào, người nghiện sẽ tìm mọi cách để có tiền mua ma túy sử dụng. Khi hết tiền sẽ sinh ra cướp giật, giết người… Theo Đại úy Lý, pháp luật quy định người đủ 18 tuổi sẽ chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, với một số tội phạm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng sẽ áp dụng đối với người đủ 14 tuổi, trong đó có việc sử dụng, mua bán, vận chuyển, tàng trữ chất ma túy và che giấu tội phạm. Để giúp học sinh dễ hình dung, Đại úy Lý đưa ra một ví dụ: Bạn A. và bạn B. chơi thân với nhau. Tuy nhiên, bạn A. bị nghiện ma túy, còn bạn B. thì không. Để thỏa cơn nghiện, bạn A. nhờ bạn B. chở đi mua ma túy, trên đường đi cả hai bị công an bắt. Trong trường hợp này cả hai bạn đều phạm tội, trong đó bạn B. phạm tội vì che giấu, tiếp tay cho người sử dụng chất ma túy. “Khi phát hiện bạn mình có sử dụng ma túy, các em phải báo cho thầy cô, người lớn để kịp thời can ngăn. Chúng ta không nên che giấu, tiếp tay cho người sử dụng ma túy. Bởi tác hại của việc sử dụng ma túy rất nghiêm trọng không chỉ gây ảnh hưởng cho bản thân mà còn cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Bản thân chúng ta phải tự rèn luyện cho mình lối sống lành mạnh, không nên sử dụng ma túy dù chỉ một lần”, Đại úy Lý nhắn nhủ các em học sinh.

Tác hi ca ma túy rt nghiêm trng

ThS. tâm lý Nguyễn Hải Uyên (Khoa Tâm lý, trị liệu Bệnh viện Nhi đồng 2) cho rằng người sử dụng ma túy không chỉ ảnh hưởng đến thực thể mà còn ảnh hưởng đến tâm lý. Bởi việc sử dụng ma túy làm cho hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh bị suy giảm; xuất hiện các bệnh về da, về dạ dày, đại tràng, tim mạch. Cụ thể, tình trạng nhiễm độc ma túy mạn tính gây ra suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước tiểu tái xám, dáng đi xiêu vẹo; bị suy giảm sức lao động, học tập giảm sút dẫn đến bỏ học. Trường hợp sử dụng ma túy quá liều có thể bị chết đột ngột. Về tâm lý, người nghiện ma túy thường có hội chứng quên, loạn thần kinh sớm, bị ảo giác, hoang tưởng, kích động… Không chỉ vậy, người nghiện còn bị rối loạn về cảm xúc, nhận thức, tâm tính, biến đổi về nhân cách, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật; mâu thuẫn và bất hòa với bạn bè, thầy cô và gia đình; dễ bị người khác lợi dụng, thậm chí có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh. Điều nghiêm trọng hơn, khi tiêm chích ma túy còn dẫn đến lây nhiễm viêm gan B, C, đặc biệt là HIV/AIDS, dẫn đến cái chết. “Theo nghiên cứu, người nghiện ma túy có 58% bị rối loạn lo âu; 77,4% bị hoang tưởng và 11% tự sát. Có nhiều học sinh dù biết tác hại của ma túy nhưng vẫn vướng vào do bị kẻ xấu lôi kéo. Vì vậy các em nên chọn bạn mà chơi. Khi bị lôi kéo sử dụng ma túy, các em phải kiên quyết từ chối và báo cho thầy cô, người thân biết để hỗ trợ thoát khỏi nguy hiểm”, bà Uyên gợi ý.


ThS. tâm lý Nguyn Hi Uyên (Khoa Tâm lý, tr liu Bnh vin Nhi đng 2, bìa phi) cùng hc sinh tham gia mt trò chơi nói v tác hi ca ma túy

Tại chương trình, em Phạm Lê Hoàng (học lớp 9/5) chia sẻ: “Sau khi nghe chuyên đề về tác hại của ma túy, em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách nhận biết cũng như phòng tránh ma túy. Em sẽ rèn luyện cho bản thân lối sống lành mạnh, tránh xa những chất gây nghiện, đặc biệt là ma túy”.

Theo cô Lê Thị Ngọc Sương (Hiệu trưởng Trường THCS Tân Bình), xã hội có nhiều cám dỗ, một số em học sinh lại thiếu sự quan tâm của gia đình nên dễ bị lôi kéo, dụ dỗ. Khi các em bị mất thăng bằng sẽ sa vào những điều xấu. Vì vậy, thời gian qua nhà trường rất quan tâm đến công tác giáo dục tư tưởng cho học sinh thông qua nhiều chuyên đề về giáo dục lịch sử, kỹ năng sống. Chuyên đề “Cách nhận biết một số chất gây nghiện trong học đường” rất ý nghĩa, giúp học sinh có được kiến thức về tác hại của ma túy để tránh xa, rèn luyện cho bản thân lối sống lành mạnh, tích cực để học tập tốt, hướng đến những việc làm có ích.

Bài, ảnh: H Trinh