Thứ sáu, 23/4/2021, 16h45

Kiểm định công hay tư đều phải quan tâm chất lượng

Nhiu ý kiến cho rng vic ra đi thêm 2 trung tâm kim đnh cht lưng giáo dc tư thc là đúng lut và phù hp xu thế, song cũng băn khoăn làm thế nào đ cht lưng kim đnh đưc tin cy.


Tr s ca Trung tâm Kim đnh cht lưng giáo dc Sài Gòn

Bộ GD-ĐT vừa có quyết định cấp phép thành lập hai trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục tư thục gồm: Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn (trực thuộc Công ty cổ phần đầu tư Giáo dục TP.HCM) và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long (trực thuộc Công ty cổ phần đầu tư Giáo dục Hà Nội). Cùng với 2 trung tâm mới được cấp phép thành lập này, hiện cả nước có 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục. Trước đó, từ năm 2013 đến nay, Bộ GD-ĐT đã cấp phép cho 5 trung tâm gồm: Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội; Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia TP.HCM; Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Đà Nẵng; Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Trường ĐH Vinh và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam.

Sau khi đưc cp phép hot đng s công khai rõ thông tin

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty cổ phần đầu tư Giáo dục TP.HCM có trụ sở tại Nhà U5, đường số 11, Khu dân cư Miếu Nổi, phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM nhưng hiện nay đã chuyển trụ sở về số 53 đường Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Đây cũng là trụ sở hoạt động của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn. Đại diện trung tâm cho biết, việc đổi địa điểm trụ sở nhằm thuận tiện cho hoạt động và công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động của trung tâm kiểm định này tại Phú Nhuận đã được thực hiện nhiều tháng nay, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Công ty đang nộp hồ sơ lên các cơ quan chức năng, dự kiến, tuần này thủ tục đổi trụ sở mới sẽ hoàn tất.

Trước đây, ông Trịnh Hữu Chung là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần đầu tư Giáo dục TP.HCM. Và theo thông tin công khai trên website, NGƯT.TS Nguyễn Kim Dung (nguyên Phó viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) là Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn. Tuy nhiên, phía trung tâm cho hay, hiện vì lý do cá nhân nên ông Trịnh Hữu Chung không còn là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần đầu tư Giáo dục TP.HCM nữa.

Quan tâm đến sự ra đời của trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục tư nhân, tuy nhiên, dư luận những ngày qua cũng băn khoăn rằng thông tin về hai trung tâm này còn khá “mù mờ”, nội dung thông tin trên website sơ sài… Với cương vị Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn, NGƯT.TS Nguyễn Kim Dung lý giải, thật ra có 2 bước cần thực hiện, trong đó, bước 1 là thành lập Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn, đã được hoàn tất. Bước 2 đang được trung tâm chuẩn bị thực hiện là xin phép được hoạt động, trong đó phải đảm bảo toàn bộ yêu cầu. Sau khi được cấp phép hoạt động, trung tâm sẽ có thông tin chính thức để thông báo đến tất cả các đơn vị truyền thông đại chúng và xã hội về hoạt động của mình. Bà Dung khẳng định trung tâm hoàn toàn có thông tin rõ ràng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Bà Dung cho rằng, theo quy định, tất cả trung tâm khi đi vào hoạt động phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quy định tại Điều 99, Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, như: Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; có trụ sở hoạt động ổn định và điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, có phòng làm việc đủ cho các kiểm định viên với diện tích tối thiểu là 8m2/người, có trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm định; có số vốn tối thiểu 2 tỷ đồng để triển khai các hoạt động; có ít nhất 10 kiểm định viên đã được cấp thẻ kiểm định viên và làm việc toàn thời gian cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. “Hiện nay, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn hoàn toàn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu do luật đề ra” - bà Dung khẳng định. 

Công hay tư đu phi quan tâm đến cht lưng

Bao giờ cũng vậy, trước một trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục mới ra đời, còn “non trẻ”, lại của tư nhân, việc các trường ĐH dè dặt lựa chọn là hoàn toàn dễ hiểu. Đại diện một trường ĐH cho rằng vẫn có nguyện vọng chọn kiểm định bởi các trung tâm thuộc hai ĐH Quốc gia hơn vì các trung tâm này có tiềm lực và thâm niên hoạt động. Còn đối với các trung tâm kiểm định tư thục mới thành lập, vị này bày tỏ nhiều mối lo như: Không biết có đủ người có tâm, có tầm để kiểm định hoặc các kiểm định viên này làm việc có khách quan không; nếu cạnh tranh với mức phí thấp thì khâu kiểm định liệu có sơ sài?… Cũng có đại diện trường ĐH khác quan niệm là không quan trọng công lập hay tư thục, trung tâm nào đảm bảo uy tín, chất lượng sẽ được lựa chọn. Rõ ràng, có thể thấy, chất lượng và uy tín là hai vấn đề các trường được kiểm định luôn muốn đặt ra.

Trước những nghi ngại về thực lực cũng như độ tin cậy trong chất lượng kiểm định của trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục tư thục, NGƯT.TS Nguyễn Kim Dung nhận định, lâu nay, xã hội chưa có cái nhìn công bằng đối với các đơn vị tư nhân. Thực tế đã chứng minh, các cơ sở giáo dục ngoài công lập đã hoạt động rất vững mạnh và góp phần giảm áp lực xã hội; giảm đáng kể áp lực lên ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục; góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều đơn vị ngoài công lập đã có uy tín sánh ngang với các trường công lập. Vì thế, không thể nói cứ là tư nhân thì chất lượng kém được.

PHI CÂN BNG GIA LI NHUN VÀ CHT LƯNG

TS. Đinh Thị Thanh Nga (Trưởng bộ môn Hành chính hình sự - Khoa Luật, Trường ĐH Sài Gòn) nhận định, trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục công lập hay tư thục đều bình đẳng nhau. Việc Bộ GD-ĐT cấp phép thành lập trung tâm kiểm định chất lượng tư thục là phù hợp xu thế, nhưng sau cấp phép, cần quản lý tốt hoạt động của những trung tâm này để đảm bảo chất lượng.

Ở các nước, hoạt động của các trung tâm kiểm định chất lượng công lập thậm chí không mạnh bằng các trung tâm kiểm định tư nhân vì tư nhân muốn tồn tại phải khẳng định chất lượng, uy tín. Khi có sự cạnh tranh, kể cả trong lĩnh vực kiểm định, cũng sẽ đẩy chất lượng tốt lên. Nếu sản phẩm kiểm định không được thị trường đón nhận thì trung tâm nào cũng sẽ bị loại trừ. Một trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục tư thục nếu có sản phẩm kiểm định không được xã hội chấp nhận sẽ khó duy trì hoạt động, đòi hỏi phải biết cân bằng giữa lợi nhuận và chất lượng dịch vụ.

“Chúng tôi tin rằng, dưới sự giám sát của xã hội, các đơn vị dù công hay tư đều phải quan tâm đến chất lượng và xem chất lượng là vấn đề sống còn, do đó, đều có trách nhiệm giải trình như nhau” - bà Dung nhấn mạnh.

Theo bà Dung, đội ngũ nhân sự của trung tâm là những kiểm định viên đã hoạt động lâu năm, có uy tín trong lĩnh vực kiểm định được cấp phép bởi Bộ GD-ĐT, hoạt động dựa trên khuôn khổ của pháp luật nên phía trung tâm tự tin vào năng lực và uy tín của mình.

Trả lời câu hỏi của phóng viên rằng trong thời gian đầu đi vào hoạt động, chưa được các trường lựa chọn nhiều, liệu trung tâm có dùng chính sách cạnh tranh bằng giá cả, bà Dung khẳng định Khoản 1, Điều 52 Luật Giáo dục ĐH sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1-7-2019) có quy định “…Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tư cách pháp nhân, độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý Nhà nước và cơ sở giáo dục ĐH, có trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm định và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục ĐH”. Cũng giống như các đơn vị được tự chủ khác, trung tâm chúng tôi sẽ thực hiện đúng các quy định của pháp luật, lấy uy tín làm đầu và sẽ chịu trách nhiệm giải trình, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm định cũng như kết quả kiểm định chất lượng giáo dục ĐH.

Mê Tâm