Thứ ba, 30/6/2020, 20h41

Kinh tế “thắng thế” trong đợt đăng ký đầu tiên

Thi đim này, hc sinh (HS) lp 12 trên cc đã hoàn tt vic làm h sơ d thi tt nghip THPT, đăng ký nguyn vng xét tuyn vào các trưng ĐH, CĐ đt 1. Năm nay, dưi tác đng ca dch Covid-19, xu hưng la chn ngành ngh ca HS đã có s thay đi.

Hc sinh lp 12 Trưng THPT Bùi Th Xuân kim tra li h sơ đăng ký nguyn vng vào ĐH, CĐ năm 2020

 

Tại TP.HCM, theo ghi nhận của chúng tôi, sau nhiều năm “thắng thế”, năm nay khối ngành CNTT đã giảm số lượng HS đăng ký. Trong khi đó, khối ngành liên quan đến kinh tế như quản trị kinh doanh, marketing, tài chính ngân hàng…, hay truyền thông, y dược được các em quan tâm hơn.

CNTT gim sc hút

Năm nay sự quan tâm của HS lớp 12 về các ngành nghề đào tạo đã có sự thay đổi. Nếu như mọi năm, các ngành nghề có xu hướng liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như CNTT được HS quan tâm lựa chọn thì năm nay, sự quan tâm này đã nhường chỗ cho các khối ngành kinh tế, truyền thông, kiến trúc, y dược… Tại Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5), trong tổng số 638 HS lớp 12, số HS theo ban xã hội chiếm chưa tới 100 em, còn lại là ban tự nhiên. Tuy vậy, theo thống kê của bộ phận học vụ, dù ban tự nhiên hay xã hội thì sự quan tâm của HS vẫn dành cho khối ngành liên quan đến kinh tế như quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng… Trong khi đó, sư phạm, CNTT, hay các ngành liên quan đến xã hội rất ít HS mặn mà. “Các tổ hợp HS lựa chọn rất đa dạng. Trung bình mỗi HS chọn từ 5-7 nguyện vọng chứ không đặt quá nhiều như mọi năm. Trong các nguyện vọng, sự xuất hiện của trường ĐH công lập, dân lập đều có. Trong đó, trường công lập được các em đặt ở những nguyện vọng đầu, còn trường dân lập đặt ở các nguyện vọng sau”, thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho biết. Tương tự, thống kê của Trường THPT Nguyễn Du (Q.10) cũng cho thấy, HS lớp 12 chủ yếu quan tâm đăng ký nguyện vọng vào các ngành quản trị kinh doanh, marketing, tài chính ngân hàng… Ngay cả HS lựa chọn bài thi khoa học xã hội, các nguyện vọng đăng ký cũng thiên về kinh tế, tài chính ngân hàng, kiến trúc… Thầy Hà Bảo Tâm (giáo viên học vụ) cho hay, so với năm ngoái, khối ngành CNTT đã có sự giảm sút số lượng nguyện vọng; trong khi đó kinh tế, kiến trúc lại tăng lên. Về bài thi thì bài thi khoa học tự nhiên vẫn chiếm ưu thế.

Xu hướng lựa chọn bài thi khoa học tự nhiên cùng các khối ngành kinh tế, kiến trúc, y dược cũng xuất hiện ở hầu hết các trường THPT. Cụ thể, tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), số HS quan tâm đến các khối ngành này là khoảng 70%; tại Trường THPT Đào Sơn Tây (Q.Thủ Đức) là trên 50%... Nhận định về xu hướng này, ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nguồn nhân lực) khẳng định, trước hết sự quan tâm về ngành học kinh tế, marketing… của HS do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Yếu tố về kinh doanh, buôn bán trong mùa dịch đã phần nào làm thay đổi quan điểm về ngành học, việc làm của khối ngành này. Nhiều HS ngộ nhận đây là ngành dễ học, dễ làm việc. Bên cạnh đó, sự lệch pha trong câu chuyện hướng nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Đối với việc khối ngành CNTT bỗng dưng trở nên thiếu sức hút trong mùa tuyển sinh năm nay sau nhiều năm luôn đứng ở vị trí “hot”, ông Tuấn cho rằng không phải do sự bão hòa của ngành học mà sức hấp dẫn của CNTT hiện nay sau nhiều năm đào tạo chưa có sự nổi trội, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường. Khối ngành CNTT đào tạo còn đơn điệu, chưa có sự đồng đều. Trong khi đó, khối ngành xã hội HS ít quan tâm là do chưa có sự định hình đúng đắn về ngành nghề, dẫn đến đổ xô theo bạn bè chọn lựa. Các thông tin hướng nghiệp về ngành học xã hội còn yếu, thiếu. Theo ông Tuấn, việc HS đổ xô lựa chọn một ngành học sẽ dẫn đến những hệ lụy về mất cân đối nguồn nhân lực. Khi đổ xô vào học thì yếu tố cạnh tranh của ngành học sẽ cao; nếu không phù hợp, không đúng sở trường, người học sẽ dễ dàng bị loại khỏi thị trường lao động. “Khi lựa chọn ngành nghề các em phải có tầm nhìn 5, 10 năm sau. Khi đại dịch qua sẽ thiếu hụt ngành nghề về xã hội, nông lâm, khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, không vì sự thiếu hụt mà đổ xô học; khi lựa chọn ngành nghề cần phải theo đúng năng lực, khả năng của bản thân, gắn với nhu cầu thị trường lao động. Không vì những yếu tố thức thời mà lựa chọn ngành nghề. Khối ngành kinh tế cũng rất thiếu nhân lực nhưng là nhân lực chất lượng cao. Khi chọn lựa khối ngành này, các em nên nghiên cứu thị trường việc làm phù hợp với từng bậc học”, ông Tuấn chỉ rõ.

Hc h cht lưng cao đ tăng tính cnh tranh ngh

Một xu hướng nữa trong chọn lựa ngành học của HS năm nay là nhiều em quan tâm đặt nguyện vọng cho hệ chất lượng cao (CLC). Tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, gần 1.000 nguyện vọng đặt vào các ngành mang yếu tố quốc tế, CLC, liên kết đào tạo. Có mong muốn theo học ngành truyền thông đa phương tiện, thiết kế đồ họa, em Đỗ Hà Khanh (lớp 12A14 Trường THPT Bùi Thị Xuân) đã đặt nhiều nguyện vọng vào những trường có yếu tố quốc tế, ngành học liên kết đào tạo như Trường ĐH Hoa Sen, Trường ĐH RMIT, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành... Theo Hà Khanh, khi học hệ CLC, quốc tế hay liên kết đào tạo thì ngoại ngữ, môi trường giao lưu, hợp tác quốc tế sẽ được tăng cường, từ đó sẽ có nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng, tính cạnh tranh công việc khi ra trường cũng cao hơn. Cũng như vậy, lựa chọn theo học ngành quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, marketing - các nguyện vọng được Vũ Đức Hiệp (lớp 12A7 Trường THPT Nguyễn Du) đặt là hệ CLC ở Trường ĐH Hoa Sen, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM… Đức Hiệp cho biết, các ngành học CLC không chỉ có sự nổi bật về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên mà còn được các trường ĐH đầu tư chăm chút nhiều về ngoại ngữ, môi trường học tập, chất lượng đầu ra sẽ cao hơn, cơ hội việc làm đa dạng hơn.

Hc sinh lp 12 Trưng THPT Đào Sơn Tây làm h sơ đăng ký d thi tt nghip THPT và xét tuyn ĐH, CĐ năm 2020

Theo thống kê, có tới 70% HS lớp 12 Trường THPT Nguyễn Du lựa chọn nguyện vọng liên quan đến ngành học CLC. Tương tự, hệ CLC, liên kết đào tạo cũng được HS các trường: THPT Trần Khai Nguyên, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Lê Quý Đôn, THPT Hùng Vương… lựa chọn. So với năm ngoái, theo đại diện nhiều trường, năm nay sự quan tâm của HS về hệ này đã có sự gia tăng. “Nhiều HS mong muốn đi du học nhưng trước lo ngại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, các em đã chuyển hướng sang học tại các trường quốc tế, ngành học CLC, liên kết đào tạo... Bên cạnh đó, với sự đa dạng của hệ đào tạo CLC, các em cũng có nhiều lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình nhưng vẫn đảm bảo tăng tính cạnh tranh đầu ra”, đại diện Trường THPT Hùng Vương chia sẻ. Thầy Nguyễn Hùng Khương (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân) nhận định, khi lựa chọn học hệ CLC, liên kết đào tạo, đa số HS đều có sự tính toán đến các yếu tố đầu ra, chất lượng đào tạo. “Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều ngành học ra không có việc làm hay làm trái ngành nghề, đồng thời việc cạnh tranh nghề nghiệp gắt gao, yếu tố ngoại ngữ trở nên chiếm lợi thế thì học hệ CLC, liên kết đào tạo với quốc tế sẽ trở thành xu hướng được nhiều HS lựa chọn”, thầy Khương nói.

Cân nhc yếu t hc phí khi la chn trưng

Theo đề án tuyển sinh của các trường ĐH trong năm nay, chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT giảm đáng kể. Ở nhiều trường, mức chỉ tiêu này không vượt quá 50% tổng chỉ tiêu. Thay vào đó, các trường đa dạng hóa phương thức tuyển sinh. Chính vì thế, ngoài phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp, để tăng cơ hội học tập tại ngành mà bản thân yêu thích, HS đã tận dụng nhiều phương thức xét tuyển từ học bạ, điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM cho đến ưu tiên xét tuyển. Đó cũng là lý do vì sao năm nay số HS đăng ký 15-20 nguyện vọng bằng điểm thi tốt nghiệp THPT không nhiều. Tuy nhiên, thầy Đỗ Văn Đông (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đào Sơn Tây) lưu ý, với những nguyện vọng đăng ký vào các trường dân lập, HS cần phải hết sức cân nhắc vào yếu tố học phí của từng trường. Sẽ có những trường có mức học phí không ổn định, gia tăng hàng năm, nếu các em không cân đối với điều kiện kinh tế gia đình thì có thể “đứt gánh giữa chừng”.

Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) cũng đưa ra lời khuyên, bên cạnh sự quan tâm đến ngành học phù hợp, mỗi HS cũng cần cân nhắc đến mức học phí, môi trường đào tạo, sao cho việc học ĐH không phải là gánh nặng đối với gia đình.

Bài, ảnh: Yến Hoa