Thứ hai, 10/8/2020, 09h43

Làm bài thi không tốt còn cơ hội nào để viết tiếp ước mơ vào đại học?

Ngày 10/08, hơn 1 triệu thí sinh đã tham gia kỳ thi THPT, tuy nhiên trong số đó không phải ai cũng may mắn làm được bài, một số vì vài lý do khách quan như tâm lý sức khỏe đã không có được kết quả tốt trong kỳ thi quan trọng này. Vậy, bạn cần làm gì tiếp theo để giấc mơ vào đại học không vụt qua tầm tay?

Kết quả kỳ thi không phải là thước đo giá trị của bản thân

Học tài thi phận, câu chuyện đỗ - trượt sau kỳ thi, người vui vẻ - kẻ thất vọng là chuyện thường từ xưa tới nay. Đặc biệt với các thí sinh 2020 phải chịu sự gián đoạn học tập và gấp rút ôn tập vì mùa dịch Covid – 19. Chưa kể trong quá trình thi cử, dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng có thể do quá lo lắng, nặng tâm lý về thời gian làm bài nên phần nào đó ảnh hưởng đến kết quả.

Cha mẹ luôn là điểm tựa vững chắc trên mọi bước đường tương lai của con (Ảnh minh họa)

Suy cho cùng điểm số không thể nói hết được thái độ học tập hay năng lực ngay lúc này.  

Nữ giáo viên, tác giả, diễn giả truyền động lực người Mỹ Louise L. Hay (sinh năm 1926) khẳng định rằng, điểm số và những bài kiểm tra chỉ đánh giá được kiến thức của chúng ta trong một thời điểm nhất định nào đó. Giá trị của chúng ta không phải do điểm số và những bài kiểm tra quyết định.

Chủ động tìm kiếm cơ hội vào đại học với phương thức xét học bạ

Nếu trước đây không làm được bài thì đồng nghĩa với việc cánh cổng đại học đã đóng lại. Tuy nhiên, hiện nay, với nhiều phương thức xét tuyển thì cơ hội vào đại học vẫn còn rộng mở, một phương thức dễ trúng tuyển nhất đó chính là xét tuyển học bạ.

Là phương thức dựa trên kết quả điểm của 3 năm học, hình thức xét tuyển linh hoạt là giải pháp giúp các thí sinh tăng thêm cơ hội vào đại học nếu như trong quá trình thi không đạt thành tích như mong muốn. Tuy nhiên, thí sinh cũng nên lưu ý bởi các trường đại học uy tín dành một số lượng chỉ tiêu nhất định cho phương thức xét tuyển này. Vì thế các bạn nên tranh thủ nộp hồ sơ sớm để tăng cơ hội trúng tuyển.

Điều kiện “Cần và đủ” để đăng ký xét tuyển học bạ tại ĐH Nguyễn Tất Thành

Để tham gia xét tuyển vào ĐH Nguyễn Tất Thành bằng kết quả học bạ THPT, thí sinh cần tốt nghiệp THPT theo quy chế tuyển sinh 2020 của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, ở phương thức xét tuyển này, thí sinh cần thỏa 1 trong 3 tiêu chí để có thể đăng ký xét tuyển gồm:

- Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.

- ĐTB 1 HK lớp 10 + ĐTB 1 HK lớp 11 + ĐTB 1 HK năm lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học)

Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Riêng ngành học về lĩnh vực Sức khỏe thí sinh lưu ý cần ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-­ĐT quy định. Đối với các ngành học Năng khiếu, sẽ kết hợp xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia môn cơ bản và tổ chức thi kiểm tra các môn năng khiếu hoặc kết quả thi môn năng khiếu từ Trường Đại học khác để xét tuyển.

Xét tuyển học bạ vẫn thụ hưởng chất lượng đào tạo chuẩn QS Stars 4 sao quốc tế

Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, các bạn không phải băn khoăn về giá trị bằng cấp, chính sách ưu đãi, chất lượng giảng dạy… vì thí sinh trúng tuyển ở bất cứ hình thức xét tuyển nào đều như nhau. Khi nhập học sẽ được học cùng một chương trình đào tạo đạt chuẩn QS Stars 4 sao (Anh Quốc), cùng thời gian đào tạo, điều kiện vật chất, học tập và sau khi tốt nghiệp sẽ đều nhận được bằng Đại học chính quy do Bộ GD-­ĐT cấp.

Trường ĐH được mệnh danh ngôi trường hạnh phúc đang có 20.000 sinh viên theo học

Suốt quá trình học tập, bạn sẽ được trải nghiệm môi trường học tập năng động, hiện đại với đội ngũ giảng viên có học hàm học vị cao và các giảng viên thực hành tới từ các doanh nghiệp là CEO, các chuyên viên cao cấp đã được chuẩn hóa chuyên môn, đào tạo nghiệp vụ sự phạm tham gia giảng dạy. 

Là ngôi trường đại học luôn gắn trách nhiệm đào tạo với trách nhiệm xã hội, tại ĐH Nguyễn Tất Thành những thí sinh có điểm học bạ cao khi trúng tuyển có cơ hội nhận được các suất học bổng giá trị từ 25%, 50% đến 100% học phí từ nhà trường.

Phan Tiên – Duy Anh