Thứ sáu, 2/7/2021, 16h27

Lan tỏa những câu chuyện, bài học hay về Bác

Sau 5 năm thc hin Ch th 05-CT/TW v đy mnh “Hc tp và làm theo tư tưng, đo đc, phong cách H Chí Minh”, ngành GD-ĐT TP.HCM đã đt đưc nhng du n quan trng, góp phn nâng cao hiu qu giáo dc...


Mt gi đc sách trong thư vin ca hc sinh Trưng TH Trn Hưng Đo (Q.1)

Qu ngt t “T sách Bác H

Trong nỗ lực đổi mới các hoạt động giáo dục gắn liền với mục tiêu giáo dục của nhà trường, việc đổi mới tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần được Trường THCS An Phú (TP.Thủ Đức) đẩy mạnh. Trong đó, nội dung giáo dục học sinh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được sinh động hóa qua các câu chuyện kể về Bác mà mỗi khối lớp sẽ luân phiên thực hiện hàng tuần. “Các em học sinh rất mong chờ đến lượt lớp mình kể chuyện. Khi đến lượt, học sinh mỗi lớp đều dành thời gian để chọn kể những mẩu chuyện hay, ý nghĩa về Bác, gần gũi với lứa tuổi. Nhà trường coi đây là hoạt động truyền thống nhằm giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống; hình thành cho các em suy nghĩ, tình cảm đẹp; sống chan hòa, yêu thương bạn bè, kính trọng, lễ phép với thầy cô, cha mẹ...”, cô Mai Thị Thu (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ. Ngoài ra, Trường THCS An Phú cũng thành lập “Tủ sách Bác Hồ”, không chỉ giúp học sinh dễ dàng chọn lựa những câu chuyện ý nghĩa về Bác mà còn tạo ra không khí mới, làm đa dạng các đầu sách, thu hút học sinh đến thư viện hơn. “Ở lứa tuổi lớp 6, lớp 7, các em đã có xu hướng mong muốn thể hiện được “cái tôi” cá nhân của mình, đôi khi có thể các em không phân biệt được sự ích kỷ cá nhân của mình. Những câu chuyện kể về Bác sẽ giúp học sinh hoàn thiện hơn bản thân mình, xây dựng tình bạn đẹp, môi trường giáo dục thân thiện”, cô Thu bày tỏ.

“Tủ sách Bác Hồ” với những cuốn sách về Bác cũng được nhiều trường học trên địa bàn TP.HCM xây dựng, với mong muốn văn hóa đọc trong nhà trường sẽ lan tỏa những câu chuyện, bài học ý nghĩa về Bác. Tại Trường TH Trần Hưng Đạo (Q.1), trong danh mục những đầu sách được mua bổ sung vào đầu năm học, các đầu sách viết về Bác luôn chiếm đến 30-40%. Cô Lê Thanh Hương (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, trường sẽ chọn lọc các đầu sách viết về Bác phù hợp với lứa tuổi học sinh, được các nhà xuất bản uy tín phát hành, tái bản. Nhiều đầu sách trong đó được học sinh rất yêu thích như Chuyện kể Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng; Bác Hồ kính yêu; Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Kể chuyện Bác Hồ... “Các câu chuyện kể về Bác được nhà trường đưa đến học sinh trong các tiết chào cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, giờ đọc sách trong thư viện bằng nhiều cách thức gần gũi, sinh động để các em dễ hiểu, dễ học làm theo. Các cuộc thi kể chuyện về Bác được học sinh và cả phụ huynh các lớp rất nhiệt tình hưởng ứng”, cô Hương cho hay.

Từ “Tủ sách Bác Hồ”, cô Hương cho biết không chỉ giúp học sinh yêu sách hơn mà quan trọng nhất là mục tiêu giáo dục học sinh được thực hiện một cách nhẹ nhàng, sâu sắc, rất hiệu quả. Theo đó, các em ý thức hơn trong việc tự chăm sóc, giữ gìn vệ sinh bản thân, học theo 5 điều Bác Hồ dạy, giữ gìn vệ sinh trường lớp, đoàn kết thân ái giúp đỡ bạn bè. Các phong trào giúp bạn vượt khó, giúp bạn ngoại thành mà nhà trường phát động, khởi xướng hàng năm luôn nhận được sự tham gia tích cực của học sinh trong trường.

Linh hot, sáng to trong tình hình mi

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ngành GD-ĐT TP.HCM đã đạt được những dấu ấn, giúp các trường hoàn thành mục tiêu trong từng năm học, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được toàn ngành và từng trường cụ thể hóa gắn với các phong trào, cuộc vận động như: “Mỗi nhà giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… Đặt trong bối cảnh giáo dục như hiện nay, việc thực hiện Chỉ thị 05 còn được toàn ngành thể hiện qua quyết tâm hoàn thành mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa thực hiện hiệu quả đổi mới giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sách giáo khoa mới với một tâm thế chủ động. “Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong trường suốt thời gian qua đều hết sức cố gắng, tự học, tự trang bị kiến thức, kỹ năng, làm sao hướng tới hoàn thành tốt nhất mục tiêu giáo dục trong tình hình mới. Chính nỗ lực chủ động tự học của mỗi giáo viên, học sinh, nỗ lực không chùn bước trước khó khăn của dịch bệnh là minh chứng cho hiệu quả việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh””, thầy Nguyễn Xuân Đắc (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Q.Tân Bình) chia sẻ. Tinh thần chủ động ứng biến trong tình hình mới được thầy và trò Trường THCS Nguyễn Gia Thiều thực hiện qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tận dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn... “Mỗi thầy cô chủ động tìm hiểu về phương pháp dạy học trực tuyến, không ngại khó, ngại khổ sáng tạo với nhiều hình thức để giúp học sinh hiểu bài một cách tốt nhất khi phải thực hiện việc dạy học qua internet”, thầy Đắc nói.

Từng vinh dự được nhận Bằng khen của Thành ủy TP.HCM về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào năm 2019, với cô Nguyễn Thị Lệ Phú (Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Thành phố, Q.3), việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác bắt đầu từ công việc và cuộc sống hàng ngày của mình; trong đó phải hoàn thành tốt nhất trọng trách, vai trò của mình ở những điều nhỏ nhất. “Với giáo viên mầm non, để gắn bó lâu dài thì phải yêu nghề, yêu trẻ, coi trẻ như con. Để chăm sóc trẻ tốt, để giáo dục được trẻ thì trước hết giáo viên phải yêu trẻ”, cô Phú quan niệm. Không chỉ vậy, với vai trò quản lý, cô Phú cũng đã mạnh dạn, khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc làm hồ sơ, sổ sách, giáo án, hạn chế hội họp, giúp tiết kiệm thời gian cũng như giảm bớt áp lực cho giáo viên, để giáo viên an tâm hơn khi gắn bó với nghề…

Linh hoạt sáng tạo thực hiện Chỉ thị 05 trong tình hình mới, cô Phan Thị Ánh Hiệp (Hiệu trưởng Trường Mầm non 14, Q.Tân Bình) cho hay, song song với học tập nâng cao chuyên môn, công tác kết nối với phụ huynh để nâng cao hiệu quả giáo dục và chăm sóc trẻ được nhà trường đặc biệt quan tâm. Theo đó, nhà trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế mã QR cho từng lớp, đảm bảo mọi thông tin, kế hoạch của nhà trường nhanh chóng “phủ sóng” đến phụ huynh. “Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, phụ huynh luôn đòi hỏi cao hơn về chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ. Ở mỗi lớp đều có một mã QR, phụ huynh chỉ cần quét mã là kết nối được vào group lớp. Trong đó, giáo viên sẽ thông tin về các kế hoạch của trường, hoạt động giáo dục của trẻ trong ngày, trong tháng… giúp phụ huynh an tâm hơn”, cô Hiệp cho biết. Không chỉ thế, theo cô Hiệp, nhà trường còn đổi mới, tăng cường các nội dung giáo dục trẻ có sự tham gia của phụ huynh. Khi được tham gia vào các hoạt động giáo dục, phụ huynh sẽ có sự đồng cảm, chia sẻ với nhà trường, giáo viên, thống nhất với nhà trường phương pháp giáo dục trẻ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, tạo môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh.

Bài, ảnh: Quang Long