Thứ năm, 26/12/2019, 19h46

Lắng nghe để thấu hiểu con trẻ

Gn gũi, quan tâm, chia s... là nhng điu mà thy cô cùng cha m cn làm đ có th thu hiu con tr, giúp các em vng vàng hơn trong nhng giai đon khó khăn, giúp các em tránh hành vi thiếu suy nghĩ đáng tiếc.

nh minh ha. Ảnh: I.T

Trong thực tế, vẫn còn nhiều bậc cha mẹ, thầy cô giáo chỉ nghĩ rằng mình đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ hoặc làm tốt công tác giảng dạy chuyên môn mà thiếu quan tâm đến việc tìm hiểu, chia sẻ để trở thành những người bạn thân thiết, hiểu các em và có thể giải tỏa được những vấn đề nghiêm trọng ở học sinh của mình.

Nhiều đứa trẻ tuổi teen vẫn còn khá thụ động trong cách ứng xử, khi biết bạn mình có vấn đề nhưng chỉ tự chia sẻ với nhau mà ngại ngần, không báo với giáo viên, nhà trường hoặc gia đình để tìm cách giải quyết, do vậy giáo viên hoặc cha mẹ cần khơi gợi để các em chủ động thông báo diễn biến bất thường của bạn bè nhằm có cách giải quyết kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc. Đáng nói là hiện nay, nhiều vị phụ huynh chỉ lo việc làm ăn mà quên chăm sóc con cái, chỉ hỏi con cần gì thì sẵn lòng đưa tiền để đáp ứng. Ngược lại, có phụ huynh lo lắng cho con quá mức đến việc gì cũng làm thay khiến con không tự quyết được. Lại có những vị phụ huynh chỉ biết la mắng, đánh đập, không chia sẻ, khuyến khích, động viên con vượt qua những khó khăn... Tất cả những điều đó đều làm cho trẻ ức chế và có thể có những hành vi phản ứng thiếu suy nghĩ.

Cách cha mẹ đối xử bất công, anh em trong gia đình ít quan tâm đến nhau… khiến trẻ rất dễ bị tổn thương đối với người lớn thì những chuyện như thế là hết sức nhỏ nhặt, nhưng ở độ tuổi các em học sinh đôi khi lại là vấn đề rất lớn. Việc cha mẹ, người thân ít dành thời gian làm bạn với con, đặt mình vào lứa tuổi của con để có thể hiểu các em đang nghĩ gì chính là một trong những nguyên nhân khiến học sinh bế tắc và lựa chọn bạn bè để giãi bày, chia sẻ. Tuy nhiên, bạn bè chủ yếu chỉ biết lắng nghe, do tuổi đời còn nhỏ, vốn sống còn hạn chế, nên trẻ lúng túng trong cách giải quyết.

Đặc điểm tâm sinh lý các em ở tuổi vị thành niên có nhiều điều phức tạp, khó hiểu. Để có thể “kết bạn” cũng như “đọc” và đi sâu vào những suy nghĩ của con cái là điều vô cùng khó, phải hết sức tinh tế và nhạy cảm, theo dõi từng cử chỉ, việc làm và cả những điều riêng tư nhất thì mới giải tỏa được. Cha mẹ, thầy cô, người thân trong gia đình... cần phải đặt mình ở vị thế của lứa tuổi nhỏ, nói chuyện với con cái như một người bạn và chủ đề câu chuyện cũng phải hết sức đơn giản để thông qua đó phán đoán, thăm dò ý nghĩ của các em. Gia đình là yếu tố quan trọng nhất nhưng hiện nay do bận bịu công việc, hoặc người lớn luôn lấy suy nghĩ ở lứa tuổi mình để nói chuyện với con khiến các em rơi vào cảm giác ức chế vì bị áp đặt hoặc lạc lõng dẫn đến những hành động dại dột. Đừng để trẻ cô đơn ngay chính trong ngôi nhà cũng như lớp học của mình. Cha mẹ hãy phối hợp đồng hành với thầy cô, bạn bè của con để cùng trẻ giải tỏa những vướng mắc trong cuộc sống. Tất cả vì tương lai con em chúng ta - người lớn hãy hành động thật đúng nghĩa để hiện thực hóa câu khẩu hiệu nói trên, để con trẻ được nâng đỡ bằng chính sự thấu hiểu của chính những người mà mình tin cậy nhất.

Nguyn Văn Công
(Ging viên tâm lý)