Thứ bảy, 21/11/2020, 15h29

Lão nông… khởi nghiệp

Làng hoa Thái Phiên - nim t hào ca ngưi dân Đà Lt; đc bit đi vi nhng nông dân bao đi gn bó vi ngh trng hoa. Đ tr thành mt trong 5 làng hoa truyn thng ni tiếng ca Đà Lt đã có biết bao con ngưi thm lng lao đng, sn xut, bón chăm làm nên “thương hiu” này… Điu đáng nói là đa s h đu là ngưi t x đến vùng đt này lp nghip t bui hoang sơ ca 50 năm v trưc. Gi đây mt trong s h tr thành nhng lão nông tri đin ca thi nông nghip đô th 4.0, nuôi con ăn hc thành tài phc v cho nn nông nghip tnh nhà…


Ông Nguyễn Đình Lộc đang chăm sóc hoa cúc trắng trong vườn

Được ông Hồ Ngọc Dinh - Chủ tịch Hội Nông dân phường 12 (TP.Đà Lạt) giới thiệu và đưa đến thăm gia đình ông Nguyễn Đình Lộc (sinh 1955), một trong những hộ trồng hoa tiêu biểu của Làng hoa Thái Phiên - Đà Lạt; qua trò chuyện, tôi hết sức khâm phục gia đình một nông dân đã “gồng gánh” nuôi đàn con ăn học thành tài trong những năm tháng gian khổ lập nghiệp trên phố núi sương mờ…

Xa x lp nghip

Tài liệu ghi lại, những năm 70 thế kỷ trước, Thái Phiên bắt đầu “hội tụ” dân cư từ nhiều tỉnh, thành miền Trung (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên…) lần lượt vào đây lập nghiệp. Năm 1975, chàng trai 20 tuổi - Nguyễn Đình Lộc đưa vợ trẻ rời làng Phước Yên - Quảng Điền (Huế) vào Đà Lạt. Trong ký ức ông Lộc, thuở đó Thái Phiên là vùng rừng núi hoang vu, thưa thớt bóng người. Để trang trải cuộc sống, đội vợ chồng trẻ đi làm thuê cho một số nhà vườn; sau vài năm, chắt chiu dành dụm, vợ chồng ông mua được vài trăm mét vuông đất để làm nhà và sản xuất.

Đa số các hộ dân di cư đến Đà Lạt lập nghiệp trong những năm đầu đất nước giải phóng đều khó khăn, thiếu thốn. Để có cái ăn, cái mặc và nuôi các con lần lượt chào đời, ăn học, vợ chồng ông Lộc chuyên trồng các loại rau, củ ngắn ngày: cà rốt, cải, khoai tây, atisô…

Đến những năm 1993-1998, nhận thấy thị trường hoa Đà Lạt, nhất là các loài hoa cúc phát triển khá, ông Lộc tìm hiểu, nghiên cứu về giống cũng như kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa. Ông Lộc suy ngẫm: Trồng rau giải quyết được “cái khó” ban đầu; muốn khá hơn, nhất là để có tiền chi cấp cho các con ăn học phải chuyển sang trồng hoa? Ông Lộc bàn với vợ và quyết định đầu tư sản xuất hoa cúc làm hướng đi mới...

Ông Lộc chia sẻ, vợ chồng ông có 6 người con (2 trai và 4 gái). Dù gia đình túng thiếu, khó khăn; song, các con đều hiếu học và học rất giỏi. Không muốn con cái thất học, thiệt thòi sau này, tháng ngày vợ chồng lão nông tần tảo sản xuất, chắt chiu… Không phụ lòng cha mẹ, các con ông bà đều nỗ lực học tập và thành đạt. Hiện 4 người con của vợ chồng ông Lộc đã tốt nghiệp ĐH (3 người học ĐH Đà Lạt), 1 người học ĐH Công nghiệp TP.HCM); 2 người hiện làm việc trong cơ quan Nhà nước, còn lại kinh doanh tự do… Riêng người con gái đầu và con trai kế học hết lớp 10 ở nhà giúp cha mẹ nuôi các em, đến nay cũng đã có cơ ngơi, nhà cửa tiền tỷ.

Điều khiến lão nông rất vui là trong số các con, có hai người học xong ĐH tiếp tục “nối nghiệp” trồng hoa. Con gái lớn Nguyễn Thị Thùy Ngân (sinh 1982, tốt nghiệp Khoa Sinh ĐH Đà Lạt) đang làm chủ một vườn hoa khá lớn, thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng tại phường 7 - Đà Lạt. Cậu trai út - Nguyễn Đình Trọng (sinh 1993, tốt nghiệp Khoa Công nghệ thông tin ĐH Đà Lạt), đang cùng gia đình trồng, kinh doanh hoa...

Lão nông ca s kết tinh k diu t đt lành

Ông Lộc đưa chúng tôi đi thăm vườn hoa cúc ông trồng đang mùa khoe sắc; giới thiệu từng giống hoa, “tính nết” từng loài và cách thức chăm sóc... Hiện gia đình ông Lộc có 6.000 mét vuông đất chuyên trồng hoa cúc trong nhà kính công nghệ cao. Hoa cúc ông Lộc đang sản xuất đều là các giống hoa cao cấp có nguồn gốc từ các nước: Pháp, Nhật Bản, Indonesia… như cúc đại đóa, cúc calimero, cúc kim cương trắng…

Ông Lộc cho biết, ngày thường cúc đại đóa có giá bán dao động từ 1.000 đến 1.500 đồng/bông; cúc kim cương trắng có giá cao hơn, trên 2.000 đồng/bông. Vào dịp cao điểm, các ngày lễ, Tết… giá hoa cúc lên đến 4.000 đến 5.000 đồng/bông; nhờ đó, thu nhập của gia đình ông những năm gần đây khấm khá. Để có hoa bán quanh năm, gia đình ông Lộc “xuống giống” các giống hoa cúc luân phiên, xen kẽ...

Lão nông chia sẻ, kinh phí đầu tư làm nhà kính, mua sắm các trang thiết bị để sản xuất hoa, lắp đặt hệ thống tưới, bón phân tự động… khá tốn kém. Trung bình 1 sào (1.000 mét vuông) chi phí từ 170 đến 200 triệu đồng. Mỗi năm ông Lộc trồng được 3 mùa vụ. Mỗi vụ khoảng 6.000 cây cúc con/sào. Với tổng diện tích 6 sào đất, trung bình mỗi đợt hoa, gia đình ông Lộc thu hoạch khoảng 36.000 cành bông các loại.


Các giống hoa cúc nhập ngoại được hộ ông Nguyễn Đình Lộc sản xuất cho thu nhập cao

Gần 20 năm qua, gia đình ông Lộc chuyên canh hoa cúc (không trồng các loài hoa khác). Lão nông giải thích: Hoa cúc có thị trường tiêu thụ rộng và có mức thu nhập tương đối ổn định so với các loài hoa khác; hơn nữa, hiện nay các loài hoa cúc gia đình ông chủ động được nguồn cây con giống; tự nhân giống (không phải mua) nên tiết kiệm khá lớn mức đầu tư. “Trăm hay không bằng tay quen”, do nhiều năm canh tác hoa cúc nên ông khá thuần thục kỹ thuật chăm sóc cũng như quen với đặc tính sinh trưởng, phát triển của hoa. Nếu chuyển sang trồng các loài hoa khác có giá trị cao hơn như lily, lis… mức đầu tư nhà kính, mua sắm các vật dụng khá lớn, giống cây con phải mua, phân, thuốc, kỹ thuật chăm sóc cũng khó khăn hơn.

Thị trường tiêu thụ hoa cúc của ông Lộc hiện nay là các chợ đầu mối tại TP.HCM (vựa hoa Thủ Đức, đại lý hoa chợ đầu mối Đầm Sen, chợ hoa Bình Điền). Nhờ có “đầu ra” ổn định, trung bình mỗi năm, gia đình lão nông này thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng. 

Ngoài thu nhập cao và ổn định, gia đình ông Lộc còn góp phần “giải quyết” lao động nhàn rỗi tại địa phương. Vào các vụ cao điểm, ông Lộc thuê thêm lao động làm việc; tùy tay nghề, mỗi lao động được ông trả từ 200.000-400.000 đồng/ngày.

Lao động giỏi và nuôi dạy con cái thành tài, gia đình ông Nguyễn Đình Lộc được công nhận hộ gia đình tiêu biểu. Đặc biệt, năm 2017, sản phẩm hoa cúc của hộ ông Lộc đã được UBND TP.Đà Lạt cấp chứng nhận: “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Lão nông Nguyễn Đình Lộc gắn bó cả cuộc đời với nghề trồng rau buổi cơ hàn, vươn lên làm giàu từ trồng hoa cúc trên quê hương mới. Điều đáng quý là bên cạnh cần cù sản xuất nuôi dạy con cái học hành thành đạt, hộ nông dân tiêu biểu, lão nông hiền lành, chất phác này đã dành cả tình yêu cho loài hoa cúc - đặc trưng của Làng hoa Thái Phiên - Đà Lạt…

Ngc Giao