Thứ năm, 11/5/2023, 10h03

Lập nhóm ôn thi, tăng cường sức khỏe bằng thể thao

Đây là cách hc đã giúp Nguyn Bo Nam Khoa (hin là hc sinh lp 10A7 Trưng THPT Nguyn Th Minh Khai) thi đu vào lp 10 công lp năm 2022 vi tng đim 25.


Nguyn Bo Nam Khoa chơi đàn guitar thư giãn tinh thn

Đối với học sinh lớp 9, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập rất quan trọng, vì vậy các em dành nhiều thời gian và tâm huyết chuẩn bị cho kỳ thi này. Cạnh đó, các em cũng gặp không ít áp lực trong học tập và thi cử. Tuy nhiên, với Nguyễn Bảo Nam Khoa lại khác, nhờ có bí quyết ôn tập khoa học mà em đã vượt qua kỳ thi một cách nhẹ nhàng với điểm 3 môn tuyển sinh: Toán 9,5 điểm; ngữ văn 6,5 điểm; tiếng Anh 9 điểm.

Hc nhóm vi 3-4 thành viên

Nam Khoa vốn là học sinh trường chuyên - học lớp 9A9 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1). Để vượt qua kỳ thi tuyển sinh nhẹ nhàng, bên cạnh việc lên kế hoạch ôn thi sớm, Nam Khoa còn cùng các bạn thân trong lớp lập nhóm học tập với 4 thành viên. Trong nhóm học tập này, mỗi thành viên đều có sở trường riêng: Bạn thì giỏi môn toán, bạn giỏi môn ngữ văn, bạn giỏi môn tiếng Anh... Theo đó, các thành viên trong nhóm đều được phân công nhiệm vụ để nhắc nhở nhau học tập. “Chúng em bầu ra nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký để đảm bảo việc học đạt kết quả tốt. Đặc biệt, các thành viên trong nhóm phải tuân thủ kỷ luật như luôn đúng giờ, đoàn kết, làm bài đầy đủ… Khi có thành viên nào trong nhóm không hiểu vấn đề gì thì những bạn còn lại phải giải thích cho nhau nghe để các thành viên đều hiểu bài”, Nam Khoa cho biết.


Nam Khoa (phía trong) hc bài cùng vi bn

Theo Nam Khoa, việc lập nhóm học tập chỉ nên 3-4 thành viên, ít nhưng hiệu quả cao. Nếu lập nhóm có nhiều thành viên thì trong quá trình học, nhóm sẽ gặp khó khăn vì có nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều làm ảnh hưởng đến việc ôn tập. “Chúng ta nên chọn nhóm bạn chăm học và thân với nhau để dễ học tập cũng như thư giãn, giải trí mỗi khi gặp áp lực, căng thẳng”, Nam Khoa bật mí. Một bí quyết nữa giúp cho việc học nhóm đạt hiệu quả cao, đó là biết lên kế hoạch phù hợp. “Trước khi học nhóm, chúng em bàn bạc với nhau xem hôm nay sẽ học những gì, phần nào trọng tâm, giải những dạng đề nào… Khi kết thúc buổi học nhóm, chúng em sẽ kiểm tra lại mình đã học được những gì, giải quyết được bao nhiêu bài toán, về nhà làm những bài tập nào... Ở buổi học nhóm hôm sau, chúng em sẽ trả bài cho nhau và tiếp tục học phần kiến thức mới. Nhờ học nhóm nghiêm túc, các thành viên luôn hỗ trợ nhau nên bạn nào trong nhóm cũng vượt qua kỳ thi tuyển sinh với số điểm cao, trúng tuyển vào ngôi trường mình mong muốn”, Nam Khoa cho biết.

Chơi th thao, nghe nhc khi b áp lc

Để vượt qua áp lực thi cử, mỗi học sinh đều có những bí quyết riêng, đó là đi chơi với bạn bè, hay đọc sách, xem phim… mỗi khi đầu óc căng thẳng, học không “vô”. Riêng Nam Khoa thì khác, em chọn chơi thể thao và chơi nhạc cụ giải trí. Cụ thể, Nam Khoa cho biết em rất thích chơi bóng bàn và bóng đá. Hai môn thể thao này không chỉ giúp em có sức khỏe tốt để học tập mà còn giảm áp lực, tinh thần thoải mái, cơ thể đầy năng lượng. “Mỗi ngày, khi tan học, em đều nán lại trường từ 30 phút đến 1 tiếng để chơi bóng đá cùng các bạn. Những lúc rảnh rỗi em sẽ chơi hết mình, nhưng thời điểm mùa thi, em chỉ vận động nhẹ, tránh va chạm gây chấn thương ảnh hưởng đến quá trình ôn thi”, Nam Khoa cho biết. Còn với môn bóng bàn, Nam Khoa chơi với người thân tại các câu lạc bộ hoặc nhà thi đấu. “Em chơi xen kẽ giữa bóng đá và bóng bàn. Khi nào có nhiều bạn thì chơi bóng đá, còn ngày nghỉ em chơi bóng bàn. Hai môn thể thao này đều bổ ích đối với em, vì hoạt động thể thao sau một thời gian dài hoạt động trí óc giúp em phần nào giải tỏa căng thẳng và tiếp thu bài tốt hơn”, Nam Khoa nhìn nhận. Ngoài chơi thể thao, Nam Khoa còn biết chơi đàn guitar. “Lúc nào đầu óc căng thẳng mà không thể ra ngoài chơi thể thao thì em sẽ chơi đàn guitar. Bên cạnh chơi đàn guitar, em còn hát nghêu ngao những bài mà mình yêu thích. Nhờ vậy đầu óc em như được giải tỏa, không thấy bị căng thẳng, áp lực nhiều”, Nam Khoa chia sẻ.


Nam Khoa (bìa phi) vui chơi vi các bn cùng lp và giáo viên

Khi vào phòng thi, đng quá lo s

Bật mí về cách ôn thi từng môn tuyển sinh, Nam Khoa cho biết em chủ yếu nắm kiến thức căn bản. Và khi vào phòng thi, em không lo sợ quá nhiều. Với môn toán, khi đọc đề, em sẽ lọc ra những dạng bài quen thuộc và dễ lấy điểm làm trước để chắc chắn không mất điểm câu đó. Thời gian còn lại em bình tĩnh suy nghĩ cách làm những câu khó hơn. Còn trong môn tiếng Anh, em làm tuần tự từ trên xuống dưới, chỉ để lại những câu hỏi khó làm sau, quan trọng là không để phí quá nhiều thời gian cho một câu. Trong khi đó, với môn ngữ văn, em làm bài theo kiểu “tùy cơ ứng biến” nên đạt điểm thấp. “Sau kỳ thi, em vẫn tiếc khi không đạt được điểm như mong đợi ở môn ngữ văn”, Nam Khoa nói.

Để học sinh lớp 9 năm nay tự tin bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập sắp tới, Nam Khoa khuyên: “Các bạn hãy xem kỳ thi tuyển sinh như một kỳ kiểm tra tại lớp, đừng quá áp lực trong quá trình ôn tập cũng như làm bài. Đặc biệt, các bạn phải giữ cho đầu óc tỉnh táo mới làm bài thi tốt. Quan trọng là các bạn hãy học hiểu, đừng cố “nhét” quá nhiều kiến thức cùng lúc”.

Khánh Trinh