Thứ sáu, 14/8/2020, 10h06

Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu

Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu bắt đầu từ 8 giờ sáng nay, 14.8, tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu diễn ra từ 8 giờ sáng nay, 14.8 đến 12 giờ ngày mai, 15.8 /// Ảnh TTXVN
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu diễn ra từ 8 giờ sáng nay, 14.8 đến 12 giờ ngày mai, 15.8. ẢNH TTXVN
Tóm tắt tiểu sử nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu sinh ngày 27.12.1931; quê quán: xã Đông Khê, H.Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tham gia hoạt động cách mạng năm 1947; vào Đảng ngày 19.6.1949.
Từ 1947 - 1949, ông dạy bình dân học vụ ở xã. Tháng 6.1949, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, phụ trách công tác tuyên truyền, làm Chánh văn phòng chi bộ xã.
Từ 5.1950 - 8.1954, ông nhập ngũ, làm chiến sĩ, rồi đảm nhiệm các chức vụ Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội, Chính trị viên đại đội, Trung đoàn 66, Đại đoàn 304.
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 1
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH TTX
Từ 9.1954 - 3.1955, ông học bổ túc quân chính trung cấp khóa I.
Từ 3.1955 - 3.1958, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Trưởng tiểu ban Tổ chức Trung đoàn, Chính trị viên Tiểu đoàn; Phó chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 66, Sư đoàn 304.
Tháng 4.1958, ông là học viên Trường Chính trị trung cao.
Từ 6.1961 - 1966, ông lần lượt giữ các chức vụ Phó ban Cán bộ rồi Trưởng ban Tổ chức, Phòng Chính trị Sư đoàn 304; sau đó làm Phó chính ủy rồi Chính ủy Trung đoàn 9, Sư đoàn 304, Quân khu Hữu Ngạn, Đảng ủy viên sư đoàn.
Tháng 7.1967, ông vào chiến trường Trị Thiên chiến đấu, làm Chính ủy Trung đoàn 9.
Tháng 1.1968, ông kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9.
Năm 1970, ông làm Trưởng phòng Tổ chức Quân khu Trị Thiên.
Từ 10.1971 - 2.1974, ông làm Phó chủ nhiệm chính trị Quân khu Trị Thiên.
Tháng 3.1974, ông làm Chủ nhiệm chính trị Quân khu Trị Thiên (sau là Quân đoàn 2), Đảng ủy viên quân đoàn.
Tháng 2.1978, ông làm Chủ nhiệm chính trị rồi Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm chính trị Quân khu 9.
Tháng 8.1980, ông làm Phó tư lệnh về chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị Quân khu 9, được bầu vào Thường vụ rồi Phó bí thư Đảng ủy quân khu.
Tháng 3.1983, ông giữ chức Chủ nhiệm chính trị Quân khu 9.
Tháng 4.1984, ông làm Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh 719, ông được thăng quân hàm thiếu tướng.
Năm 1986, ông làm Phó tư lệnh về chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh 719, làm Ủy viên rồi Phó bí thư Ban Cán sự Bộ Tư lệnh 719.
Tháng 6.1988, ông được thăng quân hàm trung tướng.
Tháng 8.1988, ông làm Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (phụ trách khối tổ chức, cán bộ, bảo vệ).
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6.1991), ông được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư Đảng, phân công làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự T.Ư (nay là Quân ủy T.Ư).
Tại Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư lần thứ ba, khóa VII, ông được bầu vào Ban Bí thư T.Ư Đảng.
Tháng 6.1992, ông được thăng quân hàm thượng tướng.
Tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành T.Ư khóa VII (tháng 1.1994), ông được bầu vào Bộ Chính trị.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6.1996), ông tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng và được Ban Chấp hành T.Ư bầu vào Bộ Chính trị, được cử tham gia Thường vụ Bộ Chính trị, phân công làm Thường trực Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Bảo vệ chính trị nội bộ T.Ư.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư lần thứ 4, khóa VIII (tháng 12.1997), ông được bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản VN, Bí thư Đảng ủy Quân sự T.Ư (nay là Quân ủy T.Ư) và giữ cương vị này đến tháng 4.2001.
Tháng 10.2006, ông nghỉ công tác theo chế độ.
Ông là đại biểu Quốc hội khóa IX, khóa X. Hơn 70 năm hoạt động cách mạng, ông đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
 
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban lễ tang
Tang lễ nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu sẽ được tổ chức theo nghi thức quốc tang trong 2 ngày 14 -15.8. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban lễ tang.
Danh sách Ban lễ tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu cụ thể như sau:
1. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước.
2. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.
3. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội.
4. Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Đảng.
5. Bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội.
6. Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư.
7. Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư.
8. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư.
9. Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Kinh tế T.Ư.
10. Ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ.
11. Ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
12. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
13. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.
14. Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
15. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM.
16. Ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó trưởng bộ phận thường trực chuyên trách Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
17. Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
18. Đại tướng Lương Cường, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
19. Ông Trần Cẩm Tú, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư.
20. Ông Phan Đình Trạc, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Nội chính T.Ư.
21. Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh văn phòng T.Ư Đảng.
22. Ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án TAND tối cao.
23. Ông Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư T.Ư Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư.
24. Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội.
25. Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó chủ tịch nước.
26. Ông Hoàng Bình Quân, Ủy viên T.Ư Đảng, Trưởng ban Đối ngoại T.Ư.
27. Ông Lê Minh Trí, Ủy viên T.Ư Đảng, Viện trưởng Viện KSND tối cao.
28. Ông Mai Tiến Dũng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
29. Ông Đào Việt Trung, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
30. Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
31. Ông Lê Minh Khái, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ.
32. Ông Lê Vĩnh Tân, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
33. Ông Trịnh Văn Chiến, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa.
34. Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
35. Ông Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
 
Từ 6 giờ sáng, Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện nghi lễ treo băng tang lên lá Quốc kỳ tại quảng trường Ba Đình, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, bắt đầu 2 ngày quốc tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 2
An ninh trên các tuyến phố dẫn vào Nhà tang lễ quốc gia được thắt chặt bằng các chốt cảnh sát. ẢNH NGỌC THẮNG
Trong 2 ngày Quốc tang (14 - 15.8), các công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
Cùng thời điểm này, an ninh trên các tuyến phố dẫn vào Nhà tang lễ quốc gia được thắt chặt bằng các chốt cảnh sát.
Phía trong sân Nhà tang lễ quốc gia, từ sáng sớm, gia quyến, họ hàng và ban tổ chức tang lễ nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đang thực hiện các công tác chuẩn bị cho lễ viếng bắt đầu từ 8 giờ sáng 14.8. Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu sẽ được tổ chức tới 12 giờ ngày mai, 15.8.
 
Tại Thanh Hóa, từ 6 giờ sáng nay, 14.8, người dân và lãnh đạo các địa phương đã đến Trung tâm Hội nghị 25 B tỉnh Thanh Hóa dự lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 3
Nngười dân và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến Trung tâm Hội nghị 25 B tỉnh Thanh Hóa dự lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH MINH HẢI
 
Linh cữu nguyên Tổng bí Lê Khả Phiêu đặt ở trung tâm đại sảnh nhà tang lễ, phủ quốc kỳ. Phía sau linh cữu có di ảnh cùng dòng chữ "Vô cùng thương tiếc đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng cộng sản Việt Nam. 
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 4
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu diễn ra từ 8 giờ sáng nay, 14.8 đến 12 giờ ngày mai, 15.8. ẢNH NGỌC THẮNG
 
Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ lễ quốc tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
Để đảm bảo an ninh, an toàn giao thông trong 2 ngày diễn ra quốc tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Công an TP.Hà Nội đã có kế hoạch phân luồng giao thông, hạn chế nhiều tuyến phố.
Cụ thể, từ 6 giờ sáng 14.8 đến 13 giờ chiều 15.8, cấm triệt để các phương tiện (trừ xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ lễ quốc tang) trên các tuyến đường Tăng Bạt Hổ, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Công Trứ, Yec Xanh, Trần Thánh Tông, Nguyễn Huy Tự, Lê Quý Đôn, Nguyễn Cao, Hàn Thuyên, Hàng Chuối.
Hạn chế xe ô tô chở hàng có trọng lượng từ 500 kg trở lên, xe khách trên 25 chỗ trên các tuyến phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tông, Lò Đúc, Nguyễn Công Trứ, Trần Khánh Dư, đê Nguyễn Khoái, đê 401, Ngô Thì Nhậm, Lê Thánh Tông.
Từ 11 giờ 30 đến 15 giờ chiều 15.8, hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến Lê Thánh Tông, Quảng trường Cách mạng Tháng tám, Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, Điện Biên Phủ, Trần Phú, Kim Mã, Đào Tấn, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu.
Trong thời gian diễn ra quốc tang, các phương tiện trong diện hạn chế, tạm cấm từ quốc lộ 5 đi các tỉnh phía Nam theo quốc lộ 1B qua cầu Thanh Trì đi các tỉnh; các phương tiện từ quốc lộ 5 đi các tỉnh phía Bắc đi qua cầu Đông Trù, theo tuyến quốc lộ 2, quốc lộ 3 hoặc cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đi các tỉnh và ngược lại.
Từ 11 giờ 30 đến 15 giờ chiều 15.8, các phương tiện từ các tỉnh phía Nam đi các tỉnh phía Bắc sẽ di chuyển qua cầu Thanh Trì - Vành đai 3 trên cao - Phạm Văn Đồng - Tân Xuân - An Dương Vương - lên cầu Nhật Tân.
Phương tiện từ phía tây về trung tâm thành phố đến quốc lộ 32 thì rẽ vào tỉnh lộ 70 hoặc Đại lộ Thăng Long, Trần Duy Hưng. Yêu cầu các phương tiện chủ động điều chỉnh lộ trình, hạn chế đi vào đường Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy.
 
Nhiều nước gửi điện chia buồn
Theo tin từ Bộ Ngoại giao, nhận được tin nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu từ trần, lãnh đạo các nước Trung Quốc, Lào, Cuba, Campuchia, Hàn Quốc, Thái Lan, Nicaragua, Namibia, Cộng hòa Ả Rập Sahrawi dân chủ đã gửi điện chia buồn tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Ban Chấp hành T.Ư Đảng Lao động Triều Tiên; lãnh đạo các Đảng Cộng sản: Ấn Độ, Brazil, Uruguay, Chile, Bolivia, Argentina và Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela cũng gửi điện chia buồn về việc nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu từ trần.
Trong điện chia buồn, Ban Chấp hành T.Ư Đảng nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội Lào và Ủy ban T.Ư Mặt trận Lào Xây dựng đất nước “bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn khi được tin đồng chí Lê Khả Phiêu từ trần” và nhấn mạnh nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Lào, kề vai sát cánh cùng Quân đội nhân dân Lào trong các chiến dịch quan trọng để cùng giành thắng lợi cuối cùng vào năm 1975.  Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã góp phần to lớn vào việc vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam trong suốt thời gian qua.
08:04
Trước lễ viếng chính thức, đoàn gia quyến làm lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Gia đình đi quanh linh cữu, thương tiếc nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 5
Gia quyến vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH NGỌC THẮNG
 
Đúng 8 giờ, lễ viếng bắt đầu. Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, Trưởng ban Tổ chức lễ tang, phát biểu mở đầu lễ viếng. Trong bài phát biểu, ông Bình ôn lại quá trình hoạt động cách mạng và những đóng góp to lớn của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 6
Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, Trưởng ban Tổ chức lễ tang, phát biểu mở đầu lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH NGỌC THẮNG
“Hơn 70 năm hoạt động cách mạng, đồng chí có đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế. Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn với đất nước và nhân dân ta”, Phó thủ tướng nói.
Để tỏ lòng tưởng nhớ nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu với nghi thức quốc tang.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng thông báo danh sách Ban lễ tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Theo đó, Ban lễ tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu gồm 35 người, do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban lễ tang.
 
Tại Thanh Hóa, cán bộ, lãnh đạo và nhân dân các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã đến viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tại Trung tâm hội nghị 25B (đường Quang Trung, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 7
Cán bộ, lãnh đạo và nhân dân các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tại Trung tâm hội nghị 25B . ẢNH MINH HẢI
08:17
Sau khi Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tuyên bố lễ viếng bắt đầu, trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ, đoàn Ban Chấp hành T.Ư Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu vào viếng.
Đoàn đi thành 3 hàng dài, bước chậm và xếp thành các hàng ngang đứng cúi đầu mặc niệm 1 phút trước linh cữu nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi vòng quanh linh cữu, bày tỏ sự thương tiếc đối với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 8
Đoàn Ban Chấp hành T.Ư Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH NGỌC THẮNG
 
Sau khi đi vòng quanh linh cữu, Thủ tướng Chính phủ cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành nhiều thời gian chia sẻ nỗi tiếc thương với gia quyến nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Tiếp đó, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước viết sổ tang, bày tỏ sự thương tiếc đối với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 9
Đoàn Ban chấp hành T.Ư vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH NGỌC THẮNG
 
Sau đoàn T.Ư Đảng, Đoàn Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng đoàn, vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Đi đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Trong tiếng nhạc Hồ tử sĩ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bước lên trước thắp hương. Đoàn Chính phủ dành một phút mặc niệm tưởng nhớ nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 10
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH NGỌC THẮNG
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 11
Đoàn Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH NGỌC THẮNG
 
Đoàn Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm trưởng đoàn, vào viếng Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Chủ tịch Quốc hội trong trang phục áo dài đen, cùng Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đi đầu.
Cả đoàn xếp thành 3 hàng, dành một phút tưởng niệm nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 12
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH NGỌC THẮNGLễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 13
Đoàn Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm trưởng đoàn, vào viếng Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH NGỌC THẮNG
08:34
Sau đoàn Quốc hội, đoàn Chủ tịch nước do Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh làm trưởng đoàn, vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. 
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 14
Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và đoàn Chủ tịch nước vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH NGỌC THẮNG
 
Sau đoàn Chủ tịch nước, đoàn Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn, vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Đi đầu là Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hầu A Lềnh và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 15
Đoàn Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn, vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH NGỌC THẮNG
 
Đoàn Đại biểu Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng do đại tướng Lương Cường, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, dẫn đầu vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh và nhiều lãnh đạo Bộ Quốc phòng gửi vòng hoa viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu có thời gian dài làm việc trong quân ngũ, từ năm 1947 tới 1992.
Trước khi được bầu làm Tổng bí thư, ông Lê Khả Phiêu giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm thiếu tướng.
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 16
Đoàn Đại biểu Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH NGỌC THẮNG
 
Đoàn Đảng ủy Công an T.Ư do đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an T.Ư, Bộ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn, vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 17
Đoàn Đảng ủy Công an T.Ư viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH NGỌC THẮNG
 
Đoàn Thành ủy, HĐND, UBND TP.Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ dẫn đầu, vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 18
Đoàn Thành ủy, HĐND, UBND TP.Hà Nội vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH NGỌC THẮNG
Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) và Hội trường 25B (đường Quang Trung, TP.Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá) cũng tổ chức lễ viếng. 
Trước đó, lễ thượng cờ rủ quốc tang đã được thực hiện tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) thay cho nghi lễ chào cờ diễn ra hàng ngày, bắt đầu 2 ngày quốc tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Theo thông cáo đặc biệt của T.Ư Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu sẽ kéo dài tới 12 giờ ngày 15.8.
Lễ truy điệu nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tổ chức vào 12 giờ 30 ngày 15.8 tại Nhà tang lễ quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Lễ an táng lúc 14 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).
Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - ảnh 19
Lễ thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) bắt đầu lễ quốc tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. ẢNH TRẦN CƯỜNG
Trong 2 ngày quốc tang (14 - 15.8), các công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí. Bên cạnh đó, nhiều tuyến phố tại Hà Nội cấm đường, hạn chế phương tiện để phục vụ lễ quốc tang.
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu sinh ngày 27.12.1931, tại xã Đông Khê, H.Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa; thường trú tại số nhà 7.36.C1 Lý Nam Đế, P.Cửa Đông, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ông tham gia hoạt động cách mạng năm 1947, vào Đảng năm 1949; là Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng các khóa VII, VIII; Bí thư T.Ư Đảng khóa VII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, khóa VIII; Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII; Tổng bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa VIII (từ tháng 12.1997 - 4.2001); đại biểu Quốc hội khóa IX, khóa X.
Hơn 70 năm hoạt động cách mạng, ông đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, ông đã từ trần hồi 2 giờ 52 phút ngày 7.8.2020 (tức ngày 18.6 năm Canh Tý), tại nhà riêng, hưởng thọ 89 tuổi.
Để tỏ lòng tưởng nhớ nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu với nghi thức quốc tang.

Ban lễ tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu gồm 35 người. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban lễ tang.

Theo TNO